5 CẠM BẪY TRONG NHIẾP ẢNH CẦN PHẢI TRÁNH MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG NÓI CHO BẠN BIẾT
Chụp hình thì dễ nhưng trở thành một nhiếp ảnh gia là cả một vấn đề hoàn toàn khác. Dù nhiếp ảnh là sở thích hoặc là công việc toàn thời gian thì sẽ đến lúc trong mỗi chuyến hành trình của một nhiếp ảnh gia nơi bạn gặp những khó khăn mà không ai nói bạn biết khi bạn bắt đầu. Đây là 5 trở ngại bạn cần coi chừng và vượt qua trong hành trình của mình.
#1 TRỞ THÀNH MỘT CỖ MÁY
Việc trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chắc chắn là một trong những sự kiện nổi bật nhất trong hành trình của một nhà nhiếp ảnh. Được trả tiền để làm những gì mình yêu thích là những gì chúng ta thường mơ ước. Nhưng cho dù bạn chuyên về dòng nhiếp ảnh nào đi nữa thì vẫn sẽ không thể tránh khỏi những lúc bạn xem nó như công việc của mình. Bạn hiểu được tấm hình nào biên tập viên thích và sẽ sử dụng, bạn hiểu được loại ảnh nào bán tốt và bạn bắt đầu trở thành một cái máy sản xuất ra những loại hình ảnh này.
Một trong những điều tuyệt vời về nhiếp ảnh là nó cho phép bạn sáng tạo vậy nên khi bạn thực sự trở thành một cái máy thì ảnh của bạn sẽ bắt đầu trông y chang nhau. Như nhiều nhiếp ảnh gia khác, không bất ngờ gì khi bạn bắt đầu đánh mất niềm đam mê cho thứ gì đó bạn từng yêu. Để vượt qua điều này, lập cho mình những dự án riêng của bản thân, làm những gì bạn thích mà không có áp lực tạo ra những tấm hình để kiếm tiền. Tất cả là về việc bạn khám phá và thử nghiệm với cách chụp hình của mình, để thắp lại ngọn lửa đam mê trong bạn. Hoặc bạn có thể thử qua một thể loại nhiếp ảnh hoàn toàn khác vì ai biết được bạn sẽ tìm ra được đam mê mới chăng.
#2 ĐÁNH MẤT NIỀM ĐAM MÊ
Bạn có nhớ lần đầu mình bắt đầu chơi ảnh không?. Thật là một khoảng thời gian thú vị phải không, đột nhiên nhìn thấy thế giới theo một cách khác và có thể bắt được những khoảnh khoắc vô cùng đẹp. Bạn sẽ thức dậy vào một buổi sáng, đắm mình trong hàng giờ tìm kiếm một tấm hình mà bạn tự hào nhưng thỉnh thoảng bạn có thể đánh mất đi ngọn lửa của chính mình. Dù cho mọi ngày vẫn diễn ra như bình thường hoặc thực tế là niềm yêu thích của bạn vẫn phát triển thì sẽ có lúc mà đa số các nhiếp ảnh gia – người đánh mất đi nhiệt huyết họ có khi họ từng bắt đầu dấn thân vào nghiệp ảnh.
Tuy nhiên, bạn có thể đưa nó trở lại. Sau cùng thì có những thứ về nhiếp ảnh kéo bạn lại và bạn cần trở về để khám phá nó là gì. Thường với vai trò là thợ chụp hình và khi bạn trở nên tiến bộ hơn, bạn quên đi điều mà bạn đã yêu từ lúc bắt đầu, nên một trong những cách lấy lại đam mê là trở về làm những gì bạn thích ngay từ đầu. Nếu đam mê của bạn là nhiếp ảnh phong cảnh nhưng bạn lại thấy bạn đang chụp ảnh cưới, hãy trở lại thể loại phong cảnh trong một khoảng thời gian ngắn. Không những nó sẽ giúp bạn lấy lại nhiệt huyết mà còn nạp lại năng lượng cho bạn cho những gì bạn đang làm bây giờ.
#3 SỰ LƯỜI BIẾNG
Như bất kì công việc nào, đôi lúc bạn sẽ có những ngày mà bạn không có năng lượng để làm việc và làm mọi thứ bạn có thể chỉ để chụp được những tấm hình cho có. Điều này là bình thường khi bạn gặp những ngày như vậy và thỉnh thoảng bạn nên có một ngày nghỉ. Nhưng có sự khác biệt giữa có ngày nghỉ và trở nên lười biếng. Những tấm hình đẹp yêu cầu nhiều nỗ lực và nếu bạn lười thì nó sẽ được phản ánh trong công việc của bạn.
Ví dụ, bạn đang đi tìm cảnh để chụp trong một chiếc xe hơi, sau khi thấy nó rồi bạn chụp thật nhanh và rời khỏi đó. Một lúc sau bạn biết rằng thực sự có một góc chụp đẹp hơn và cần nhiều nỗ lực để có được hoặc chọn tấm ảnh đầu tiên ở một địa điểm nào đó chỉ vì bạn mệt mỏi và không muốn chờ đợi trong khi bạn thường xuyên chờ cả ngày để chụp được một tấm hình hoàn hảo. Đây là những dấu hiệu mà bạn đang trở nên lười biếng trong công việc của mình. Vậy hãy tự hỏi bản thân mình, cái gì đã thay đổi?
Có thể là bạn cần xa nhiếp ảnh và áp lực của nó một thời gian. Nó không có nghĩa là phải dừng lâu, đôi lúc chỉ vài ngày là đủ để bạn nạp năng lượng và tập trung lại lần nữa.
#4 VẤN ĐỀ TIỀN BẠC
Dù nhiếp ảnh là một nghề ở hiện tại hoặc bạn muốn nó như vậy thì sẽ có lúc khi tài chính là một vấn đề lớn. Đây là một ngành công nghiệp cạnh tranh cực kì cao với giá và chi phí đang giảm cho các nhiếp ảnh gia. Nếu một là một nhiếp ảnh gia tự do, không những cần phải đầu tư vào các trang thiết bị tác nghiệp bạn cần mà còn các hoạt động marketing và quảng cáo cho công việc của bạn. Thường thì điều này có thể dẫn đến một tình huống mà bạn sẽ cần tiền để tiếp thị và quảng cáo công việc để mà bạn có thể thành công và lần lượt giúp marketing và promote công việc của bạn hơn nữa. Nếu không có một trong số chúng, những cái còn lại sẽ trở nên khó khăn hơn.
Điều quan trọng nhất để đảm bảo rằng bạn hoàn toàn nhận thức được khía cạnh kinh doanh của chúng. Như bất cứ ngành kinh doanh nào bạn cần chắc chắn rằng bạn luôn luôn có một chiến lược dài hạn và cũng để làm cho đa số trong từng tờ dollar bạn chi cho công việc của mình. Bạn nên có một tầm nhìn rõ ràng về cách phát triển công việc và cách đối mặt với những lúc mà mọi thứ trở nên im ắng hơn.
#5 SỰ GẮN BÓ VỚI CHIẾC MÁY ẢNH
Bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng sẽ nói bạn nghe rằng họ thường khó tách rời khỏi máy ảnh của họ. Nó gần như trở thành một bộ phận phát triển thêm của cơ thể bạn, có thể bằng cách nào đó sẽ rất tuyệt khi bạn luôn luôn sẵn sàng để bắt trọn khoảnh khắc. Không có gì tệ hơn việc lỡ mất một tấm hình đẹp bởi vì bạn không có máy ảnh bên mình. Nhưng điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ không được hoàn toàn tận hưởng hoặc trải nghiệm một thứ gì hoặc ở nơi nào đó bởi vì tâm trí bạn luôn luôn làm việc và tìm những cơ hội để chụp ảnh.
Là một nhiếp ảnh gia du lịch, trước đó một thời gian dài tôi đã khám phá ra rằng các kì nghỉ gia đình và nhiếp ảnh không thực sự hợp với nhau. Chia thành 2 nghĩa là tôi có thể tận hưởng kì nghỉ trong khi cũng có thể hoàn toàn tập trung vào công việc khi chỉ có một mình. Vậy nên nếu bạn thấy mình hay dính liền với máy ảnh thì hãy dành ra vài ngày để nó ở nhà và chấp nhận rằng bạn có thể bỏ lỡ vài shot hình nhưng về lâu dài nó sẽ giữ bạn tỉnh táo và có thể tập trung khi bạn có chiếc máy ảnh bên mình.
Không nghi ngờ gì khi nhiếp ảnh là một sở thích hoặc một ngành nghề thú vị khi dính vào nhưng sau đó, như những thứ khác bạn theo đuổi, bạn cần phải tìm ra cách để tạo động lực và truyền cảm hứng cho bản thân. Có thể để ý vài điểm tiêu cực là một cách tốt để tiếp tục tận hưởng những gì bạn làm trong khi tiếp tục cho ra những tác phẩm đẹp.
Nguồn Huyphotoshop