THIẾT BỊ Thiết bị phòng chụp Studio 

Fujifilm GFX 50S – máy ảnh chuyên nghiệp cho cả dân chơi

Mẫu máy ảnh medium format của Fujifilm có khả năng tái tạo màu sắc, độ chi tiết ảnh tốt, hệ thống ống kính chất lượng cao, dễ dùng nhưng tốc độ lấy nét còn chậm.

Ba năm trước, thời điểm Fujifilm bắt đầu gặt hái thành công với mẫu máy ảnh mirrorless mà đại diện là dòng X100, nhiều câu hỏi đã đặt ra cho họ: “Bao giờ hãng có máy ảnh full-frame?”. Đại diện hãng máy ảnh Nhật Bản đã trả lời rành mạch: “Chúng tôi không làm full-frame vì máy crop hiện tại của Fuji có chất lượng tương đương. Nếu chúng tôi phải làm một chiếc máy cao cấp hơn, nó cũng không mang cảm biến full-frame”. Đây giống như một câu nói mang tính thời điểm giúp quảng bá chiếc X-T1 – sản phẩm cao cấp nhất của hãng lúc đó.
Nhưng Fujifilm đã không chỉ nói cho xong chuyện. Hãng thực sự bỏ qua full-frame và tiến thẳng lên medium-format. Đó chính là chiếc GFX 50S – model mirrorless đầu tiên của hãng sở hữu cảm biến với kích thước gấp 1,7 lần full-frame. Fujifilm cần một model để khẳng định đẳng cấp thương hiệu, để thoát ra cái bóng “bắt chước Leica” và họ đã chọn ra mắt GFX 50S.
Fujifilm không phải “tay mơ” khi đến với máy ảnh medium-format. Hãng từng sản xuất khá nhiều máy ảnh phim định dạng này, trong đó loạt model đầu tiên là vào những năm 1980. GFX 50S cũng không phải chiếc máy ảnh số đầu tiên của Fujifilm sử dụng định dạng cỡ lớn, trước đó là mẫu GX645AF ra mắt năm 2003. Đây cũng chính là Hasselblad H1 với sự khác biệt duy nhất là ở logo và màu sắc thân máy.

Thiết kế

Nếu từng là một fan trung thành của X-Series, người dùng sẽ cảm thấy bối rối trước GFX 50S bởi kích thước khá lớn của nó. Nhưng nếu so với các model medium format nổi danh khác như Hasselblad H6D, Pentax 645Z… GFX 50S có kích thước được tính vào hàng “nhỏ gọn” do không có hệ thống gương lật và chỉ gần tương đương các máy DSLR chuyên nghiệp của Canon hay Nikon.
Với báng cầm lớn, chiếc GFX 50S vẫn tạo cảm giác tự tin cho người dùng dù cân nặng tới 950 gram. Con số này lớn hơn mức gần 800 gram của Canon 5DS R, Nikon D810 nhưng lại nhỏ hơn nhiều mức 1,55kg của model “đồng cấp” Pentax 645Z. Hai bánh xe điều chỉnh ISO, tốc độ chụp đều có thiết kế lớn, dễ thao tác bên cạnh bánh xe phụ để chỉnh bù trừ sáng, độ mở ống kính nếu cần thiết.
Fujifilm cũng mang đến khá nhiều nét mới mẻ cho dòng medium-format như màn hình lật tiện dụng và thậm chí có cả cảm ứng để hỗ trợ điểm lấy nét. Màn hình phụ bên trên hiển thị đầy đủ các thông số chụp, nhìn dễ ở ngoài trời và có đèn nền để hỗ trợ trong điều kiện thiếu sáng. Chỉ duy nhất nhược điểm trong cách bố trí phím trên GFX là bốn nút điều hướng hơi nhỏ, chỉ tương đương các dòng máy X Series thông thường dù kích thước tổng thể máy lớn hơn nhiều. Máy ảnh của Fujifilm không có quá nhiều phím bấm và rất dễ thao tác, làm quen, đặc biệt là những người đã dùng qua các dòng máy mirrorless trước đây của hãng.
Với kích thước 3,2 inch, độ phân giải 2,36 triệu điểm ảnh, GFX 50S hỗ trợ xem lại ảnh và điều chỉnh menu dễ dàng. Với tính năng cảm ứng, người dùng có thể chọn điểm lấy nét nhanh hơn dùng joystick cũng như chuyển ảnh, chỉnh thông số dễ dàng hơn. Màn hình này cũng có thể nghiêng theo hai hướng là 90 độ lên trên, 45 độ xuống. Máy sử dụng hệ thống menu gần như tương tự với X-T2 hay X-Pro2, vốn được đánh giá là khá trực quan, dễ sử dụng.

Cảm biến, chất lượng hình ảnh

GFX 50S trang bị cảm biến CMOS kích thước 43,1 x 32,9 mm, độ phân giải 51,1 megapixel và bộ xử lý độc quyền X Processor Pro với điểm mạnh là khả năng tái tạo màu sắc như máy phim. Kích thước điểm ảnh của cảm biến này là 5,3 nm, lớn hơn 1,7 lần so với cảm biến độ phân giải tương tự trên máy full-frame của các máy DSLR cao cấp. Điểm đáng tiếc là máy không dùng loại cảm biến X-Trans riêng của Fujifilm mà là dạng Bayer truyền thống. Lý do được đưa ra là cơ cấu Bayer làm giảm sự phức tạp trong việc xử lý tín hiệu, đặc điểm rất quan trọng với lượng dữ liệu lớn đến từ cảm biến medium-format.
Máy ảnh của Fujifilm cho ra các bức ảnh JPEG với dung lượng khoảng 20 đến 25 MB, tương đương Canon 5DS R cùng độ phân giải nhưng ảnh RAW thì lớn hơn nhiều, khoảng từ 60 đến 120 MB so với khoảng từ 40 đến 65 MB của model bên phía Canon. Giống như các model X Series, GFX 50S cho ra các bức hình với màu sắc rất tốt, thế mạnh nổi bật ở khả năng tái tạo màu da, màu trời. Màu sắc cơ bản rực rỡ và đặc biệt là độ chi tiết cao, một phần hỗ trợ bởi hệ thống ống kính chất lượng tốt. Các chế độ giả lập màu phim cũng là ưu điểm không thể thiếu của Fujifilm trên model medium-format mới.
Ảnh chụp thử bởi GFX của nhiếp ảnh gia Hải Piano, Nguyễn Văn Tèo và Nguyễn Đình Thành:
Cảm biến X-Trans của Fujifilm trước nay luôn có thế mạnh trong việc giảm hiện tượng moire mà không cần đến bộ lọc thông thấp. Tuy nhiên, do không sử dụng X-Trans mà thay bằng thiết kế bayer, GFX 50S vẫn gặp vấn đề với hiện tượng moire nhưng không quá nghiêm trọng.
GFX 50S hỗ trợ ISO từ 100 đến 12.800 (mở rộng tối đa từ 50 đến 102.400). Ở khoảng ISO từ 100 đến 800, ảnh gần như không có nhiễu. Khi đẩy lên mức 1.600, nhiễu bắt đầu xuất hiện nhưng rất khó để nhìn thấy. Nhiễu bắt đầu ảnh hưởng từ 3.200 đến 6.400 và đây cũng là mức mà màu sắc ảnh bị ảnh hưởng đối với các tập tin RAW. Ở ISO 12.800 đến 25.600, người dùng cần sẵn sàng cho việc noise xuất hiện nhiều và màu sắc bị nhạt.

Hiện tượng moire vẫn xuất hiện: Ảnh: Dpreview.
50S sử dụng hệ thống lấy nét tương phản vốn có tốc độ không nhanh nhưng hợp lý cho các nhu cầu như chân dung, chụp phong cảnh, chụp trong studio – những mục tiêu trái ngược với nhiếp ảnh thể thao, động vật hoang dã. Máy có khả năng lấy nét chính xác và độ tin cậy cao nhưng tốc độ không thực sự ấn tượng.
Tuy nhiên, tốc độ lấy nét tự động còn phụ thuộc khá nhiều vào ống kính mà máy sử dụng. Ví dụ, ống kính 120 mm f/4 lấy nét nhanh hơn đáng kể so với 63 mm f/2.8 do dùng mô-tơ lấy nét tuyến tính, theo Dpreview. Đặc biệt, mẫu ống kính 63 mm cũng gây nhiều tiếng ồn khi hoạt động. Ở mức ánh sáng trung bình, ống kính 120 mm lấy nét nhanh và dễ dàng trong khi ống 63 mm chậm hơn và đôi khi bắt lệch điểm nét. Việc bỏ hệ thống gương lật làm giảm hiệu quả của hệ thống lấy nét nhưng bù lại, máy nhỏ gọn hơn và tốc độ cũng vẫn đáp ứng được đa phần nhu cầu của người dùng máy ảnh medium-format.

GFX 50S sẽ có 6 ống kính ngay trong năm 2017.
Dù sử dụng loại ngàm ống kính hoàn toàn mới nhưng những chủ nhân của GFX 50S sẽ không phải lo lắng về hệ thống ống kính. Trong năm 2017, hãng sẽ có tổng cộng 6 ống kính bao gồm 63 mm, 32-64 mm, 110 mm, 120 mm, 23 mm và 45 mm. Hãng máy ảnh Nhật Bản không chỉ được đánh giá cao trong mảng sản xuất cho máy mirrorless mà còn có nhiều kinh nghiệm khi sản xuất hầu hết ống kính cho hệ thống máy medium-format của Hasselblad.
Giống như các dòng máy định dạng medium khác, GFX 50S cũng hướng đến nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, chuyên chụp ảnh quảng cáo. Nhưng với 50S, Fujifilm còn hướng đến những người chơi ảnh thứ thiệt nhờ mang đến một hệ thống nhỏ gọn hơn, rất dễ sử dụng và tiếp cận. Chưa kể, mức giá của GFX 50S cũng được coi là “món hời” cho những tay máy muốn tiếp cận lên dòng máy ảnh định dạng medium.

GFX 50S có giá cho thân máy tại Việt Nam khoảng 150 triệu đồng hoặc 180 triệu đồng cho bộ ống kính kit 63 mm. Mức giá này rẻ hơn gần 20 triệu đồng so với Pentax 645Z và rẻ hơn gần 50 triệu đồng so với đối thủ trực tiếp Hasselblad X1D-50c.

Leave a Comment

sơn epoxy / sơn sàn epoxy / cửa lưới chống muỗi / vách ngăn lướii chống muỗi / cửa lùa chống muỗi / vệ sinh công nghiệp / đánh bóng sàn bê tông / vệ sinh nhà máy / dịch vụ giặt thảmm / vệ sinh nhà hàng / vệ sinh tòa nhà / dịch vụ vệ sinh kính / vệ sinh khách sạn / vệ sinh chung cư / dịch vụ cắt cỏ / đánh bóng kính / diệt côn trùng / diệt mối / diệt kiến / diệt muỗi / diệt ruồi / diệt gián / diệt chuột / dọn bể nước ngầm / phụ kiện mái che / cơ khí chế tạo / mái che di động / rèm nhựa / vách nhựa ngăn phòng lạnh / rèm nhựa phòng lạnh / dù che nắng / mái kéo di động / nhà bạt di động / mái xếp di động / mái hiên di động / thay bạt mái hiên di động / bạt che nắng / phụ kiện mái che di động / mái che sân thượng / mái che quán cafe / mái che di động miền bắc / mái che di động miền nam / bạt che di động hcm /