Chuyện Flores và môn phái Vịnh Xuân – Hấp dẫn như truyện kiếm hiệp

Ai mà hay để ý đến các cu thi hoa hậu ngày trước thì có lẽ còn nhớ cái tên Á hậu Thanh Xuân (thi cùng năm với Ng Thu Thủy) – một cô nét rất tây, ngực rất đẹp, không giống với motive các cô hoa hậu ẻo lả nhà ta. Thế rồi sau năm đó em Xuân này đi diễn thời trang được một hai mùa (thời đó là thu nhập chính của chị em ta) rồi biến mất hẳn khỏi báo đài (làm gì đã có FB mà bị follow). Em ấy trở thành vợ của đại võ sư Nam Anh, sư phụ của Flores.

Ông Nam Anh là Việt kiều Canada, có 7 võ đường ở Canada và 1 ở Pháp, hồi đó chưa đến 60, hào hoa phong nhã nên về tán em á hậu cũng không mấy khó khăn. Thực ra từ trước tới nay ông ấy về VN chủ yếu để làm từ thiện, mỗi năm đôi lần, và khá âm thầm. Ông cũng giàu và ở bên kia kêu gọi từ thiện với uy tín của ông ââs khá thuận lợi nên mỗi lần từ thiện của ông giá trị tiền tỷ, chủ yếu là những đợt chữa bệnh và nhất là mổ mắt cho bà con nghèo, đặc biệt vùng núi Tây Bắc, Việt Bắc. Một lần duy nhất ông về quê hương Nam Định để tìm đường làm từ thiện, hồi 9X đường xá còn kém lắm, xe hỏng ngoài quốc lộ, ông NA phải đi xe ôm về quê. Thăm lại cảnh cũ chứ người xưa chả còn ai, nam tiến hết rồi, rồi ông lếch thếch vào UBND huyện đặt vấn đề tài trợ cho địa phương. Trông tay tóc bạc đi xe ôm lọ mọ Ủy ban có vẻ nghi ngờ, mà chắc cũng gặp chuyện từ thiện “ảo” nhiều rồi nên cũng chỉ gật gù, ghi nhận vậy thôi chứ chả tin. Sau lần đó ông về Sài Gòn, vẫn ủng hộ quê nhà 500000$, nhưng sau theo tôi biết là không về quê lần nào nữa, còn năm nào cũng tổ chức ra bắc làm những chương trình từ thiện.

Về võ thì môn sinh, đệ tử tây ta khá đông nhưng trong Sài Gòn vì trước kia ít về nên hầu như không nhận học sinh. Chú Flores này theo thầy về nhiều lần, nhưng không phải truyền nhân và càng không phải đệ tử xuất sắc nhất. Tôi lại biết một chú em Sài Gòn được ông Nam Anh đánh giá cực cao, rất muốn nhận làm môn đệ để nối nghiệp nhưng không được. Chú em Vũ này con nuôi một người bạn ông NA, lần đầu gặp ở Sài Gòn thì đã học võ và mở lớp dậy võ rồi dù còn rất trẻ. Bố nuôi bảo đến chào ông NA và để ông thử bản lĩnh, ông NA bảo phải đứng yên cho 2 thằng đệ tử trong đó có Flores đá, mà không được đỡ, xong rồi mới cho nói chuyện. Ku Vũ đứng yên cho 2 thằng tây đá mấy phát(có lẽ chúng nó cũng được thầy dặn phải đá đến mức nào thôi!), tuyệt đối không đỡ hay phản xạ né tránh gì. Sau đó ngay lập tức ông NA xin ông bố nuôi kia cho Vũ làm đồ đệ, nhưng ku này năm lần bảy lượt từ chối, vì bản thân nó lại thích… làm ăn, theo thầy sợ không đủ tâm trí mà học cho trọn vẹn. Tuy vậy nó vẫn được ông NA cho đến tập hay chỉ bảo bất cứ lúc nào cần (và nó là thằng đồ đệ không chính thức duy nhất được ngồi cùng bàn nhậu với thầy!).

Một ngày kia có đoàn gồm toàn các hảo thủ của phái võ gì tận bên Hàn Quốc bay sang Quebec (Canada) đến tận võ đường của ông Nam Anh đòi tỷ đấu. Ông Nam Anh và môn đệ mời vào chứ tất nhiên bên đó chả có lý do để khách xa vạn dặm đến khiêu chiến đứng của không cho vào, họ mà rêu rao như ở môn phái “điện giật” của ta thì mặt mũi nào mà sau đó đi dạy đệ tử nữa, mà ở Canada ông Nam Anh có tới 7 võ đường (bài trước tôi viết sai là 2, là con số quá cũ!). Võ sinh được mời ra hết bên ngoài, còn hai bên chủ khách gồm toàn “đội tuyển” ngồi đối mặt nhau ngay trên sân tập, thánh hai hình vòng cung. Ông Nam Anh với danh nghĩa chủ nhả đi lại ve vẩy cái quạt đằng sau các môn đệ của mình. Ông trổ hết tài thuyết khách ra để giãi bày với khách, là “nước sông không phạm nước giếng”, không nên gây hấn để mất hòa khí làm gì, nhưng đội khách tất nhiên có chủ đích khác. Họ tìm đủ lời xách mé để khích bác, thậm chí nhiều khi lăng mạ ông để bắt “vào tay” bằng được, vì lấy cớ họ tốn bao công sức từ Korea tới đây, chỉ nghe mấy lời nói suông thì quả là không tâm phục khẩu phục. Không nhịn được nữa anh Huân – con trai cả của ông Nam Anh-vùng vằng rằng đã nói đến nước này thì hãy ra tay đi thôi, cho biết thế nào là cao thấp. Bất ngờ với tất cả mọi người ông Nam Anh vung tay tát cho con mình bạt tai như trời giáng, nhanh như điện không cách nào đỡ được, rồi đuổi ra khỏi vòng cung lui về sau – anh Huân đau điếng nhưng cũng phải hậm hực lui về.

Thế rồi hai bên thống nhất phải “chiến” thôi, mỗi bên cử ra một đại diện đánh tay đôi, 3 cặp như thế, mỗi trận 3 hiệp, bên nào thắng 2 là thắng. Một ông trọng tài khách quan được vời tới đề cầm cân nảy mực, bắt đầu!

– Trận 1 hai bên cử người ra khởi động, nhưng khi chính thức vào trận bên Korea đột ngột thay người. Tuy bị bất ngờ nhưng ông Nam Anh lập tức cũng chỉ định đồ đệ khác lên tiếp ứng. Hai người cống hiến một trận sống mái tưng bừng, kết quả bất phân thắng bại.

-Trận 2 bên Korea cử ra một tên da đen, cao hơn 2m, lừng lững như gorilla. Ông Nam Anh nhìn quanh rồi chỉ định trong vòng cung của bên mình một chú tây nhưng còn nhỏ con hơn Việt Nam, để ra ứng chiến – vậy mới nói rằng khi đã thực đấu thì bất kể hạng cân hay điều kiện gì, miễn thắng thua là được. Vào trận chú tây còi phi người đá ngay vào hông chú da đen một cước cực mạnh, chỉ thấy văng ra, chú da đen cười nhạt. Lần thứ hai lao vào đến lượt chú da đen vung cước, chú tây văng vụt ra như quả bóng đến 8-9m rồi đạp vào tường mới dừng lại được. trong trận đấu sẽ có vài lần như thế, đúng theo các định luật vật lý, trúng chưởng là “bay” thôi, chắc cũng khá đau đớn. Nhưng kỳ lạ là chú tây còi đánh xáp lá cà cực hung tợn, quyết không cho chú da đen chiếm được thượng phong. Và đến khi bị chú da đen định ôm ghì chặt thì chú tây con ra đòn độc – chọc tay vào 2 mắt – may mà chú da đen né được một chút nhưng mặt trúng đòn. Trọng tài dừng trận đấu cảnh cáo chú tây là không được chọc mắt và đánh vào bộ hạ, chỉ có hai giới hạn như vậy thôi, thì bên ông Nam Anh phản đối là có chọc vào mắt đâu, chọc vào mặt đấy chứ, nếu chọc trúng mắt thì mới phạm quy, chấp nhận thua. Trận thư hùng lại tiếp diễn, chú da đen đã biết sợ cứ né trước cho lành, nhưng hiệp cuối lại vào thế đó và bị chú tây dùng 2 ngón tay chọc mắt, tuy né được cũng choáng váng mặt mày, quan trọng là tinh thần không còn áp đảo như đầu trận nữa. Lại hòa!

-Trận 3 bên Hàn cử ra đại diện người Hàn Quốc có lẽ là xuất sắc nhất của mình, cứ nghĩ là ông Nam Anh phải xuất đầu lộ diện. Nhưng lạ thay ông quay ra vẫy anh Huân, người con vừa bị trừng trị lên đấu trận quyết chiến cuối cùng. Và thế là không rõ vì tài nghệ xuất chúng hay vừa bị đòn của bố mà anh Huân đã đánh mộ trận vô cùng đẹp mắt, những người chứng kiến bảo rằng ngay những clip phim đóng của Lý Tử Long hay Chung Tử Đơn cũng còn chả so sánh được. Phái Hàn Quốc thua đau đớn, nhưng tâm phục khẩu phục hoàn toàn, không còn gì để nói, xin phép rút về, từ đó chưa thấy quay lại ho he phục thù…

Vậy để nói, Flores còn không được ngồi vào trong vòng cung của đội tuyển bên Vịnh Xuân Nam Anh thì tất nhiên làm gì có “cửa” so với anh Huân (hơn Flores vài tuổi) – người được tất cả tây ta coi là võ sư đầu đàn của môn phái. Anh Huân có tài có tật, tiêu phí của cha không biết bao nhiêu tiền của. Có lần dính dáng tới cảnh sát, bị bắt nhốt vào tù, người quen về báo cho ông Nam Anh để bảo lãnh hay giải cứu ra – nhưng người cha lãnh đạm bảo mỗi người tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mặc cho em gái anh Huân cũng van xin cha ra tay, với uy tín của ông NA ở Quebec thì anh Huân có lẽ sẽ ra ngay, nhưng ông kiên quyết không tác động gì. Được em gái báo tin như thế, vốn vô cùng ngang ngược anh Huân lấy thìa mài nhọn rồi tự rạch bụng mình ra, may mà cảnh sát phát hiện cấp cứu được. Cứ tưởng thể nào ông Nam Anh cũng sẽ phải ra tay nhưng không, ông nhắn rằng có gan rạch bụng thì cũng có gan khâu lại… Từ đó con cái và đệ tử không mấy khi dám phiền ông vì những chuyện tương tự nữa!

Thế còn võ công ông Nam Anh cao thâm đến mức nào? Ông đã nổi tiếng “thập bát ban võ nghệ” từ trước 1975 tại Sài Gòn. Cùng thời đó ông Huỳnh (nếu ai đã đọc “Giải cứu Formosa”) còn đang là một nhân vật Sơn Đông mãi võ bán cao đường phố, tuy vậy hai người đã quen nhau từ đấy. Theo tôi hiểu thì võ công của ông Nam Anh thiên về cường lực khá nhiều. Ở nhà trên phòng tập ông treo một cái cối đá – đúng kiểu cối ngày xưa của đồng bằng Bắc Bộ – cao lên bằng một cái như quang treo, và cứ thế ông đá rẩm rầm, cối văng tứ tung! Ông bảo cú đánh nguy hiểm nhất của ông mà đối phương e sợ nhất, đó là đấm rụng cuống tim địch thủ! Chả biết cú ấy thế nào, nhưng có lần đi karaoke thấy có thằng khách đã không “bo” tiền thì chớ còn dở thói hành hung chị em ông Nam Anh – một ông già thấp bé nhưng tráng kiện – một tay túm cổ thằng ấy nâng lên khỏi mặt đất, tay kia đấm vào tường rung chuyển cả ngôi nhà cao tầng, quả là danh bất hư truyền (tất nhiên sau đó chú kia lẳng lặng trả tiền rồi cuốn xéo). Thế nên mấy chú đệ tử môn phái khác gạ đích danh ông Nam Anh thì đấu theo tôi là kiếm cớ câu view, chứ như đệ tử của ông ấy đã trả lời, là dù có U80 và không đời nào thèm đấu với hậu sinh nhưng ông Nam Anh sẵn sàng “tát tai cho mấy phát, không đỡ được đâu”. Còn chưa đến lúc anh Huân trở về…

Võ sư Nam Anh đi đi về về VN, nhiều phái võ không ưa bác này nhưng cũng để bụng vậy thôi, vì bác này vừa có thực lực vừa đông xèng, lại có yếu tố “ngoại”. Không mở võ đường nhưng nếu học trò mở võ đường thì cũng phải được sự đồng ý của chưởng môn nhân là ông, và cũng coi như ông là cổ đông. Sau này mới có mở chứ hồi đầu bác này khá kín tiếng. Nhưng ông có nguyên tắc là học trò chỉ là người của ông khi ở võ trường, chứ ai cũng có cuộc sống riêng, tự chịu trách nhiệm trước cuộc sống của mình và trước pháp luật, ngay cả với các con ruột ông cũng rạch ròi hệt như thế, sẽ kể sau…

Bây giờ võ sư Nam Anh đã U80 rồi nhưng vẫn rất khỏe, chủ yếu sống ở VN chứ kinh doanh võ đường bên kia giao lại cho mấy đệ tử kiểu Flores. Ông này về VN kinh doanh cũng buồn cười, thấy làm gì lúc đầu cũng dễ rồi hóa ra lại khó, đầu tư đa số là hỏng, cuối cùng rút ra quy tắc vàng khá hay: chẳng mua bán nhà cửa đất cát xe cộ gì hết, tất cả thuê, rẻ hơn rất nhiều mà đỡ rức đầu. Có trăm tỷ để tiết kiệm tên vợ, cứ thế mà sống thôi, mỗi năm sang kia đôi lần để quyết toán và gặp gỡ kêu gọi từ thiện, chứ sống ở VN thích hơn. Vẫn rất khỏe, tự tập rất nhiều, môn võ của ông có vẻ thiên về cường lực. Tôi gặp toàn trong quán nhậu với karaoke nhưng bác này không uống đồ có cồn

Cách đây 8-9 năm gì đấy ngoài bắc có tổ chức một đại hội các môn phái võ toàn quốc (tên chính xác quên rồi), đứng tên ất ơ UNESCO, Thiên Đường Bảo Sơn là nhà tài trợ và nơi tổ chức. Hôm đó quần tụ khá đầy đủ các môn phái, bởi vì có sự kiện 300 đệ tử (hay 30, mỗi người kể một kiểu) của các môn phái được nhận danh hiệu “võ sư” (hay cái gì đó tương tự), quần hùng phấn khởi lắm. Chưởng môn Nam Anh được mời nhưng ông không đi mà đưa giấy mời cho 2 đệ tử đang lang bang ngoài Bắc để tìm hiểu võ công, là Joe và Flores. Có một đại ca bạn thân của ông Nam Anh cũng tham dự, dẫn theo cả 2 chú tây này và mấy đàn em lau nhau, chả võ nghệ gì… Khi thấy quang cảnh tưng bừng và khí thế ngút trời của các võ sinh, chú Flores là tây nên được mời lên để phát biểu. Với tính khiêm tốn và đơn giản đến mức ngô nghê của “tây lông” (ai nghe những phát biểu live của chú này bây giờ sẽ dễ hiểu hơn), chú này khi đó còn chưa đến 40 khá trẻ, phát biểu đại ý như sau:

-Xin chúc mừng đại hội của võ sinh toàn quốc. Tôi là ngoại quốc nhưng được học thầy Việt Nam, cho nên tôi rất yêu quý võ thuật Việt Nam. Nhưng quả thật là ở nước tôi Canada, cũng như nhiều nước khác tôi đã có dịp giao lưu, thì việc đào tạo một võ sinh từ đầu lên đến những cấp độ như “võ sư” phải trải qua rất nhiều bậc, mỗi bậc đều có những tiêu chuẩn khắt khe và cụ thể đối với từng môn võ, và võ sinh dù tài giỏi đến đâu đều phải qua hết được các bậc đó. Nhưng tôi đi từ nam chí bắc ở đây, chả thấy có cái võ đường tiêu chuẩn nào cả, thì lấy gì ra để giáo dục võ sinh, khảo thí võ sinh, lấy đâu ra hệ thống đánh giá nào cho họ để hôm nay một lúc 300 võ sư của các môn phái khác nhau cùng được công nhận như vậy? Tôi chỉ thấy có võ đường của võ sư Chương là gần đạt được mô hình chuẩn của quốc tế như vậy, còn những nơi khác tôi đã giao lưu tìm hiểu thì không thấy, hay là tôi chưa biết chỗ nào. Xin các vị đồng nghiệp tạo điều kiện để tôi và bạn Joe tìm hiểu một võ đường thực sự chuẩn của các bạn có được không?

(Chương là một võ sư đã thành danh bên Tiệp, sau về quản lý chợ Hàng Da và có mở võ đường gần đó, Flores giao lưu và đánh giá khá cao).

Chú tây ề à tiếng Pháp, em gái phiên dịch tất nhiên dịch “võ” không đơn giản và dịch thế nào đến nỗi tất cả khán giả nghe hiểu là 2 thằng tây khiêu chiến tất cả các võ đường miền bắc vì chả có cái nào ra hồn! Khán phòng sôi sùng sục…

————- Mình có ông anh kể câu chuyện hay quá, chưa thấy ai đăng ở đâu khác, nên mình mới xin phép ông anh để chép tạm ra đây 1 ít cho anh em được hóng ké, để mai chép nốt phần Flores đấm đá với các môn phái Việt ra sao.

Leave a Comment

sơn epoxy / sơn sàn epoxy / cửa lưới chống muỗi / vách ngăn lướii chống muỗi / cửa lùa chống muỗi / vệ sinh công nghiệp / đánh bóng sàn bê tông / vệ sinh nhà máy / dịch vụ giặt thảmm / vệ sinh nhà hàng / vệ sinh tòa nhà / dịch vụ vệ sinh kính / vệ sinh khách sạn / vệ sinh chung cư / dịch vụ cắt cỏ / đánh bóng kính / diệt côn trùng / diệt mối / diệt kiến / diệt muỗi / diệt ruồi / diệt gián / diệt chuột / dọn bể nước ngầm / phụ kiện mái che / cơ khí chế tạo / mái che di động / rèm nhựa / vách nhựa ngăn phòng lạnh / rèm nhựa phòng lạnh / dù che nắng / mái kéo di động / nhà bạt di động / mái xếp di động / mái hiên di động / thay bạt mái hiên di động / bạt che nắng / phụ kiện mái che di động / mái che sân thượng / mái che quán cafe / mái che di động miền bắc / mái che di động miền nam / bạt che di động hcm /