Tài liệu tlExcel 

Hướng dẫn sử dụng hàm if trong excel

Hàm IF trong Excel là một trong những hàm cơ bản và được sử dụng nhiều nhất. Hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và sử dụng thành thạo hàm IF trong Excel qua lý thuyết và bài tập ví dụ minh họa để mọi người có thể áp dụng hàm if trong excel vào bài tập hay công việc của mình một cách dễ dàng nhất.
1. Chức năng của hàm If() trong Excel
Hàm If() dùng để so sánh điều kiện và chọn lựa 1 trong 2 giá trị trả về. Trong trường hợp có nhiều điều kiện và nhiều chọn lựa thì phải dùng hàm if lồng vào nhau.
2. Cấu trúc của hàm If() trong Excel
IF(Điều kiện, Giá trị đúng, Giá trị sai)
Giải thích:
·          Điều kiện: Là một điều kiện so sánh để chọn 1 trong 2 giá trị là giá trị đúng hoặc giá trị sai. Điều kiện so sánh phải là một biểu thức so sánh ví dụ: A>B
·          Giá trị đúng: Là giá trị trả về khi điều kiện so sánh là đúng.
·          Giá trị sai: Là giá trị trả về khi điều kiện so sánh là sai.
Lưu ý:
·          Trong hàm If() nếu không có đối số thứ 3 thì biểu thức điều kiện sai hàm sẽ trả về giá trị FALSE.
·          Khi sử dụng lồng hàm If() vào một công thức thì số lượng hàm If() luôn ít hơn số điều kiện. Ví dụ: Có n điều kiện thì số hàm If() phải sử dụng là (n-1).
3. Ví dụ về hàm If() trong Excel
Ví dụ 1: Một ví dụ đơn giản về  hàm If(). Tại một ô bất kỳ trong bảng tính Excel hãy nhập công thức sau vào: =If(5>4, “5>4 là đúng”,”5>4 là sai”)
Giải thích: Trong ví dụ 1 trên:
·          Điều kiện: 5>4
·          Giá trị đúng: “5>4 là đúng”
·          Giá trị sai: “5>4 là sai”
Các bước thực hiện của hàm If(): Hàm If() sẽ so sánh điều kiện 5>4 và điều kiện này là SAI. Nên hàm If() sẽ in ra kết quả là ở bên tham số Giá trị sai là: “5>4 là sai”. Vậy kết quả cuối cùng của hàm If() ở ví dụ 1 trên là: “5>4 là sai”.
Ví dụ 2: Cho bảng dữ liệu như bên dưới. Hãy điền giá trị cho cột “KẾT QUẢ“. Biết rằng: Nếu Điểm trung bình (ĐTB) lớn hơn hoặc bằng 5 thì là “ĐẬU“, ngược lại là “TRƯỢT“.
·          Phân tích yêu cầu ví dụ trên ta thấy: Điều kiện =  ĐTB >=5, Giá trị đúng = “Đậu”, Giá trị sai = “TRƯỢT”.
·          Thế vào công thức tổng quát của hàm If() tại ô D4 ta có: =IF(C4>=5,“ĐẬU”,“TRƯỢT”.

Ví dụ 3: Cho bảng dữ liệu như mẫu bên dưới. Hãy điền giá trị cho cột KẾT QUẢ biết rằng:

Nếu ĐTB>=8 thì đạt loại “Giỏi”, nếu 8>ĐTB>=6.5 thì đạt loại “Khá“, nếu 6.5>ĐTB<=5 là đạt loại “Trung Bình”, còn lại xếp loại “Yếu”.
·    Phân tích yêu cầu ví dụ 3 ta thấy: Có tất cả 4 nhóm điều kiện: ĐTB>=8, 8>ĐTB>=6.5, 6.5>ĐTB<=5, Còn lại (Tương ứng ĐTB<5). Vậy suy ra số hàm If() phải sử dụng trong công thức này là: (4-1) = 3 hàm If(). Như vậy ta sẽ có:
·          Hàm If() thứ 1: Điều kiện 1: ĐTB>=8, Giá trị đúng 1: “Giỏi”, Giá trị sai 1: “Hàm If thứ 2”
·          Hàm If() thứ 2: Điều kiện 2: ĐTB>=6.5, Giá trị đúng 2: “Khá”, Giá trị sai 2: “Hàm If thứ 3”
·          Hàm If() thứ 3: Điều kiện 3: ĐTB>=5, Giá trị đúng 3: “Trung Bình”, Giá trị sai 3: “Yếu”.
· Kết hợp các hàm If() lại ta sẽ có kết quả ở ô D4 là: = If(C4>=8,“Giỏi”,if(C4>=6.5,”Khá”,if(C4>=5,”Trung Bình”,”Yếu”)))

Video hướng dẫn hàm if() trong Excel:

Chúc các bạn thành công!

Tag: hàm if excel, hàm if trong excel, hàm điều kiện if trong excel, ham if trong excel, ham if cua excel, hàm if của excel

Leave a Comment

sơn epoxy / sơn sàn epoxy / cửa lưới chống muỗi / vách ngăn lướii chống muỗi / cửa lùa chống muỗi / vệ sinh công nghiệp / đánh bóng sàn bê tông / vệ sinh nhà máy / dịch vụ giặt thảmm / vệ sinh nhà hàng / vệ sinh tòa nhà / dịch vụ vệ sinh kính / vệ sinh khách sạn / vệ sinh chung cư / dịch vụ cắt cỏ / đánh bóng kính / diệt côn trùng / diệt mối / diệt kiến / diệt muỗi / diệt ruồi / diệt gián / diệt chuột / dọn bể nước ngầm / phụ kiện mái che / cơ khí chế tạo / mái che di động / rèm nhựa / vách nhựa ngăn phòng lạnh / rèm nhựa phòng lạnh / dù che nắng / mái kéo di động / nhà bạt di động / mái xếp di động / mái hiên di động / thay bạt mái hiên di động / bạt che nắng / phụ kiện mái che di động / mái che sân thượng / mái che quán cafe / mái che di động miền bắc / mái che di động miền nam / bạt che di động hcm /