Dù Việt Nam là đất nước nhiệt đới ôn hòa có điều kiện thích hợp cho nhiều loại trái cây phát triển nhưng thị trường, đặc biệt thị trường phía Bắc vẫn tràn ngập các loại hoa quả có nguồn gốc từ bên kia biên giới. Giá thành cực kì rẻ, gán đủ các loại nhãn mác hàng ngoại như nhập khẩu Mỹ, Nhật, Úc…hoa quả Trung Quốc từ lâu đã là món hời cho dân buôn nhưng là nỗi lo về an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng.
Các loại táo, cam vàng, nho được giới thiệu là hàng nhập từ Mỹ nếu mua ở các chợ đầu mối chỉ có giá trên dưới 100.000 đồng, các loại hoa quả bình dân hơn như cam, quýt giá từ 10.000 đến 20.000 đồng. Với giá thành như vậy, mua hoa quả Việt Nam còn khó khăn, chưa nhắc tới hàng nhập khẩu.
Theo nghiên cứu thị trường của nhiều nhà phân tích, hoa quả mang mác nhập khẩu được bày bán tại các chợ đầu mối có tới 60% xuất xứ Trung Quốc, 20% còn lại xuất xứ không rõ ràng, chỉ có một phần rất nhỏ là trái cây Việt Nam.
Không chỉ đội lốt trái cây nhập khẩu, trái cây Trung Quốc còn giả danh thương hiệu trái cây nổi tiếng Việt Nam như dâu tây Đà Lạt, nho Ninh Thuận, cam Hà Giang… Đã có rất nhiều công bố về mức độ tàn dư hóa chất độc hại có thể có trong trái cây Trung Quốc, nhưng lái buôn ham lợi, người mua non kinh nghiệm nên hàng ngày việc ăn phải trái cây không rõ xuất xứ, chứa nhiều nguy cơ độc hại vẫn diễn ra.
2. Gia cầm mang dịch bệnh, nội tạng bẩn nhập lậu
Gia cầm mang dịch bệnh
Gia cầm nhập lẩu từ Trung Quốc qua các cửa khẩu không chỉ mang tới nỗi lo về nguồn thực phẩm không an toàn mà còn chứa nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh nguy hiểm. Nhập lậu gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm là vấn đề nhức nhối trong dư luận bấy lâu nay.
Thời điểm bùng phát các loại dịch bệnh liên quan tới gia cầm, chính phủ Trung Quốc đóng cửa chợ kinh doanh nhưng lại tạo điều kiện cho các loại gia cẩm thải loại, nhiễm bệnh “tuồn” sang Việt Nam. Nguy cơ lây lan và bùng phát dịch cúm gia cầm trên diện rộng có thể rất cao bởi virus cúm gia cầm đã biến đổi, hiệu quả bảo hộ của vắc xin không đáng kể và mầm bệnh phát tán từ gia cầm nhập lậu từ Trung Quốc thường trực ồ ạt tràn vào Việt Nam.
Gà thải loại, gà bị dịch từ Trung Quốc vào Việt Nam với giá rất rẻ, chỉ khoảng 15.000 đồng/kg nên việc nhập lậu các loại gà này đang diễn biến phức tạp trong khi việc kiểm soát gia cầm nhập lậu của chúng ta còn tương đối lỏng lẻo.
Nội tạng bẩn nhập lậu
Thói quen tiêu thụ các loại phủ tạng động vật khá phổ biến ở Việt Nam. Nguồn cung trong nước đất đỏ, không ít lái buôn đã nhập lậu cả tấn nội tạng trâu, bò, lợn từ Trung Quốc về chế biến phục vụ nhu cầu người tiêu dùng Việt. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, hầu hết các sản phẩm động vật sau giết mổ này đều bốc mùi hôi thối, không thể tái sử dụng.
3. Thực phẩm giả
Chưa bao giờ thực phẩm làm giả, thực phẩm được ngâm tẩm, chứa hóa chất lại tràn lan bày bán nhiều như hiện nay. Hầu hết đều được chứng minh có nguồn gốc Trung Quốc.
Ruốc, mực làm giả từ sắn dây
Ruốc làm từ bã sắn dây thường có màu nhờ nhờ, nhạt nhạt. Khi cho vào nước, thực phẩm giả này sẽ mềm nhũn nhanh chóng, dần chuyển từ màu vàng ươm về màu trắng bợt giống bã sắn dây. Khi ăn, ruốc giả có vị chát hoặc ngọt lạ nhờ hương liệu, bột ngọt, foocmon ngâm tẩm chứ không có vị ngọt thơm của thịt. Đặc biệt, sợi ruốc sắn dây càng nhai càng thấy rất dai.
Mực khô là món khoái khẩu của nhiều người Việt. Trên thị trường cũng đã xuất hiện không ít mực giả làm từ sắn dây. Mực giả được làm từ bột gạo, củ sắn dây, bột sắn. Khi xé ra, mực tơi xốp, bở hơn mực bình thường.
Mực, thịt bò khô, bạch tuộc, trứng gà non giả làm từ cao su
Nhìn bề ngoài, những thực phẩm được làm giả từ cao su không có gì khác lạ, chỉ khi ăn mới thấy nhiều bất thường như độ dai, có thể kéo giãn như cao su hay có độ đàn hồi lớn. Mực, bạch tuộc làm từ cao su nướng lên có mùi nhựa cháy, không cong mà thẳng đuỗn Thịt bò khô cũng dễ dàng bắt lửa.
Trứng gà non là một thực phẩm rất bổ dưỡng và chúng hiện nay đang được làm giả rất nhiều từ cao su. Nhìn qua, chúng như thạch, mịn, lòng đỏ trứng không xốp và bột như trứng thường. Trứng giả có độ đàn hồi, uốn cong như cao su, vị nhạt, nhìn bên ngoài, những quả trứng giả này rất khó phân biệt với trứng thường.
Nếu người tiêu dùng vô tình ăn các loại thực phẩm làm giả từ nhựa và cao su này một thời gian dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ, thần kinh không ổn định, và những vấn đề về não, hoặc gây đau dạ dày, ung thư, chảy máu dạ dày.
4. Gia vị
Từ các loại gừng, tỏi, hành khô…
Sau thông tin gừng, khoai tây Trung Quốc bị phát hiện có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép khiến không ít người tiêu dùng hoang mang thì các chợ đầu mối, chợ lẻ vẫn là xứ sở để tiêu thụ các mặt hàng gia vị Trung Quốc như hành củ, hàng tây, tỏi, cà rốt…
Giá các mặt hàng này rẻ như bèo, thấp hơn rất nhiều so với những loại gia vị trong nước. Đơn cử như hành củ khô, hành tây, cà rốt, gừng giá nhập khẩu chỉ khoảng 2.500 đồng/kg, tỏi 3.400 đồng/kg.
Mặc dù các loại gia vị Trung Quốc có nhiều tai tiếng về chất lượng, hàng trong nước cũng khá dồi dào nhưng vì ưu thế giá rẻ, mẫu mã đẹp, được nhà hàng, quán ăn ưa chuộng nên lượng tiêu thụ gia vị Trung Quốc khá mạnh.
Tới các loại gia vị chế biến sẵn
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gia vị, hương liệu mới phục vụ các bà nội trợ. Chúng hấp dẫn không chỉ vì giá rẻ, tiện lợi mà còn có hương vị thơm ngon nên được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, ít ai biết phần lớn các loại hương liệu, gia vị này là hàng trôi nổi không nhãn mác có xuất xứ từ Trung Quốc.
Quả thật, thị trường gia vị rất phong phú. Muốn hương vị nào cũng có gia vị chế biến sẵn dưới dạng bột, viên hoặc nước. Từ gia vị thịt kho tàu, bò kho, cá kho, cà ri, lẩu Thái, canh chua, phở, bún bò Huế, hủ tiếu Nam Vang… cho đến bún riêu, bún chả, bún thang rồi đến các loại dầu giấm, nước mắm pha sẵn…Ngay cả các loại nước mát như trà chanh, sữa đậu, trà sữa…cũng đều có thể dùng thêm hương liệu hóa học giá rẻ làm tăng hương vị.
Theo một số chuyên gia, các loại chất tạo mùi bản thân đã là chất độc.D ùng trong thực phẩm bắt buộc phải là hương liệu được chế biến dành riêng cho thực phẩm, không lẫn tạp chất và phải dùng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn, có giấy chứng nhận công thức hóa học. Hương liệu kém chất lượng hoặc dùng sai mục đích có thể dẫn đến rối loạn chức năng cơ thể, gây dị ứng, thậm chí có thể gây ung thư.
Theo Depplus