Những đồ nhiễm độc Trung Quốc đang bán đầy chợ
Cốc thủy tinh độc gấp nghìn lần cho phép, áo ngực chứa 2 chất độc… là những sản phẩm gây độc của Trung Quốc tại Việt Nam khiến người dân rùng mình.
Cốc thủy tinh Trung Quốc ở Việt Nam độc gấp nghìn lần cho phép
Năm 2011, thông tin về cốc thủy tinh của Trung Quốc nhiễm chì khiến nhiều bà mẹ hoang mang, lo sợ. Theo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm – Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm cho biết, loại cốc thủy tinh in hình ảnh và các nhân vật hoạt hình xuất xứ từ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì cao gấp hàng nghìn lần mức độ cho phép, đặc biệt trong đó còn chứa các chất độc khác có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em.
Năm 2011, thông tin về cốc thủy tinh của Trung Quốc nhiễm chì khiến nhiều bà mẹ hoang mang, lo sợ. Theo Cục Quản lý chất lượng sản phẩm – Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm cho biết, loại cốc thủy tinh in hình ảnh và các nhân vật hoạt hình xuất xứ từ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì cao gấp hàng nghìn lần mức độ cho phép, đặc biệt trong đó còn chứa các chất độc khác có thể làm giảm chỉ số thông minh của trẻ em.
Nhiều mẫu cốc chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép đến vài nghìn lần. Cụ thể, cốc thủy tinh Flower Beautiful vượt 2.083 lần, cốc Romantic Blue rose vượt 2.187 lần; cốc Beautiful the World Flower vượt 2.191 lần…
Tuy nhiên, bất chấp những cảnh báo của cơ quan chức năng, tại những chợ đầu mối lớn hay những cửa hàng bán đồ lưu niệm nhỏ, to trên địa bàn thành phố đều có bán các loại cốc thủy tinh, cốc sứ được in màu sặc sỡ với các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh.
Áo ngực Trung Quốc chứa 2 chất độc
Cuối năm 2012, thông tin về việc áo ngực Trung Quốc chứa chất lạ đã làm hoang mang dư luận. Ngay khi thông tin này được loan báo, trong các ngày sau đó, Đội quản lý thị trường tại nhiều tỉnh thành trên cả nước liên tiếp phát hiện những gói chất lạ trong áo ngực được bán tràn lan, không nguồn gốc tại các khu chợ.
Qua kiểm định, các nhà khoa học cho biết: Mỗi bên áo ngực đều có dung dịch màu trong suốt và 3 viên chất rắn màu trắng, mỗi viên có đường kính kích thước khoảng 0,75 mm và lượng dung dịch khoảng 7ml. Thành phần của chất rắn màu trắng trong các loại áo ngực được phân tích và xác định là một loại nhựa tổng hợp polystyren (trên thị trường thường gọi là nhựa PS được tạo thành từ phản ứng trùng hợp styerene). Còn thành phần dung dịch có màu trong suốt được xác định là dầu khoáng, một loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ.
“Đáng chú ý là các nhà khoa học đã phát hiện ra 2 chất trong nhóm Polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) là Anthracene(C14H10) và Pyrence (C16H10). Trong đó, hàm lượng Pyrence trong dung dịch dầu khoáng từ 0,140 đến 0,192 mg/kg. Hàm lượng Anthrancene trong dung dịch dầu khoáng từ 0,068 đến 0,082 mg/kg” – Tiến sĩ Lợi nói.
“Đáng tiếc là Việt Nam chưa có tiêu chuẩn hàm lượng PAH trong dầu khoáng nên không thể biết được mức độ độc hại đến đâu. Đề nghị, Bộ Y tế và bộ Công thương cần vào cuộc nhanh chóng, nếu không công bố xong kết quả chẳng đi đến đâu, rồi những chiếc áo ngực sẽ rơi vào lãng quên”, ông Lợi nói thêm.
Vịt cao su, búp bê hình trái cây, đồ chơi chứa chất gây ung thư
Đầu tháng 1/2014, Chi cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá miền Nam chính thức thông báo về sản phẩm bóng hơi Trung Quốc có chứa chất phthalate vượt mức quy định 400 lần, tương đương 400.000 mg/kg so với quy định hàm lượng tối đa là 1.000 mg/kg tại một số quốc gia Âu, Mỹ (VN chưa có quy chuẩn đối với chất này).
Trước đó, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chính thức công bố kết quả kiểm nghiệm đối với sản phẩm búp bê đầu trái cây. Hai mẫu búp bê được lấy ngẫu nhiên tại cửa hàng bán đồ chơi trẻ em trên địa bàn Hà Nội đều chứa hàm lượng phthalate vượt mức cho phép.
Cùng với đó là vịt cao su, cơ quan chức năng đã phát hiện sản phẩm này chứa đến 21% phthalate (DEHP). Đây là chất phụ gia cực độc gây ung thư, dậy thì sớm và biến dị thường được dùng trong các sản phẩm nhựa.
Chất gây ngộ độc có trong nữ trang Trung Quốc ở Sài Gòn
Ngày 14/3 vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM cho biết, 3 mẫu trang sức nhiễm độc được lấy đại diện trong số 17.000 sợi dây chuyền lắc tay xi mạ mà cơ quan này thu được tại chợ An Đông, quận 5.
Cụ thể, các mẫu dây chuyền mang đi xét nghiệm tại Trung tâm Kỹ thuật đo lường chất lượng 3 đều có hàm lượng chì và cadimi. “Dù hàm lượng chất độc không cao nhưng sự có mặt của chúng trong sản phẩm tiêu dùng là không được phép”, một cán bộ khẳng định.
Đại diện Đội quản lý thị trường quận 5 cũng cho biết, số trang sức xi mạ ghi xuất xứ Trung Quốc nhưng các chủ cửa hàng lại không trình được hóa đơn chứng từ.
Theo các chuyên gia ngành hóa, cadimi (viết tắt Cd) là một kim loại nặng, trong sản xuất dùng chế biến sơn, phẩm màu công nghiệp, mạ điện, là chất chống ăn mòn. Người ta cũng dùng cadimi làm vật liệu xi mạ đánh bóng. Cadimi là một chất gây độc cho người. Nếu tiếp xúc (ăn uống) với lượng lớn, chất này có thể gây ngộ độc cấp.
Nguồn: Tri thức trẻ