Kiến thức internet marketing hay 

Các vấn đề pháp lý về phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai

LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là tài sản quốc gia và quyền sử dụng đất là đối tượng của các giao dịch đất đai trong nền kinh tế thị trường thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp. Song do đặc thù về sở hữu đất đai ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, nên Nhà nước thực hiện quyền quản lý nhằm làm cho đất đai được sử dụng tiết kiệm, đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên trong suốt quá trình quản lý đất đai, vấn đề giải quyết hài hoà giữa sự quản lý tập trung, thống nhất của chính quyền Trung ương với việc đảm bảo quyền tự chủ của chính quyền địa phương có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt.
Để đảm bảo lợi ích của Nhà nước cũng như lợi ích của các tổ chức, cá nhân sử dụng đất, pháp luật đã có những quy định rất cụ thể về quản lý và sử dụng đất. Việc phân cấp quản lý đất đai trong thời gian vừa qua đã thu được những thành tựu đáng kể. Mô hình quản lý tập trung, dân chủ tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, do dấu ấn nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tồn tại trong thời gian dài đã ảnh hưởng đến việc quản lý đất đai của Nhà nước ta. Điều này thể hiện qua việc Chính phủ ôm đồm quá nhiều lĩnh vực quản lý đất đai từ việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến việc xét duyệt giao đất, cho thuê đất. Do đó, dẫn đến tình trạng nhiều lúc Chính phủ mất quá nhiều thời gian giải quyết các công việc mang tính sự vụ mà chưa quan tâm thích đáng đến xây dựng, hoạch định các chiến lược, chính sách về đất đai. Trong khi đó, chính quyền địa phương lại chưa được giao thẩm quyền quản lý tương thích để có thể chủ động quản lý và sử dụng đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Vì vậy, việc phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai là rất cần thiết nhằm giúp các địa phương chủ động giao đất, cho thuê đất, nhanh chóng thực hiện các dự án đầu tư góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
        Nhận thức sâu sắc thực tiễn cũng như tính cấp thiết của vấn đề, với mong muốn đóng góp một vài kiến nghị nhỏ cho việc phân quyền mạnh cho các cấp chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về đất đai, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Các vấn đề pháp lý về phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai” làm luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật.
Khoá luận được thực hiện với những mục đích nghiên cứu cơ bản sau:
– Nghiên cứu những vấn đề lý luận của việc phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai nhằm góp phần làm sáng tỏ và hoàn thiện lý luận về quản lý Nhà nước về đất đai trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
– Phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về việc phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, những kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai nói chung và các quy định về phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý đất đai nói riêng.
Trong khuôn khổ có hạn của một đề tài khoá luận tốt nghiệp đại học, khoá luận chỉ nghiên cứu vấn đề phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về đất đai từ năm 1993 (năm Nhà nước ban hành luật đất đai) đến nay.
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, khoá luận tốt nghiệp đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin
 – Quan điểm, lý luận của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật trong nền kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó, khoá luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, dẫn chiếu để luận giải, chứng minh cho các nhận xét, đánh giá.
Ngoài phần lời nói đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu như sau:
Chương I: Một số vấn đề lý luận về việc phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về đất đai.
Chương II: Vấn đề phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về phân quyền mạnh cho chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về đất đai.

*Download Full toàn bộ nội dung luận văn:TẠI ĐÂY hoặc TẠI ĐÂY
Hay xem thêm : TẠI ĐÂY
Nhấn like để chia sẻ với mọi người nhé.
Copyright © Webthuthuat.net

Leave a Comment

sơn epoxy / sơn sàn epoxy / cửa lưới chống muỗi / vách ngăn lướii chống muỗi / cửa lùa chống muỗi / vệ sinh công nghiệp / đánh bóng sàn bê tông / vệ sinh nhà máy / dịch vụ giặt thảmm / vệ sinh nhà hàng / vệ sinh tòa nhà / dịch vụ vệ sinh kính / vệ sinh khách sạn / vệ sinh chung cư / dịch vụ cắt cỏ / đánh bóng kính / diệt côn trùng / diệt mối / diệt kiến / diệt muỗi / diệt ruồi / diệt gián / diệt chuột / dọn bể nước ngầm / phụ kiện mái che / cơ khí chế tạo / mái che di động / rèm nhựa / vách nhựa ngăn phòng lạnh / rèm nhựa phòng lạnh / dù che nắng / mái kéo di động / nhà bạt di động / mái xếp di động / mái hiên di động / thay bạt mái hiên di động / bạt che nắng / phụ kiện mái che di động / mái che sân thượng / mái che quán cafe / mái che di động miền bắc / mái che di động miền nam / bạt che di động hcm /