Cách đánh máy nhanh bằng 10 ngón tay không cần nhìn bàn phím
Nếu bạn có thể đánh máy tính nhanh bằng 10 đầu ngón tay mà không cần phải nhìn bàn phím thì đó là một lợi thế rất lớn trong việc học tập cũng như trong công việc của bạn. Đặc biệt đối với dân văn phòng thường xuyên phải gõ những văn bản dài hàng vài chục đến hàng vài trăm trang thì việc soạn thảo văn bản với tốc độ nhanh và chính xác là yêu cầu tiên quyết. Tuy nhiên không phải tự dưng chúng ta lại có được kỹ năng gõ bàn phím 10 ngón như thế, mà để làm được như vậy chúng ta cần phải có cả quá trình rèn luyện theo một phương pháp khoa học.
Trước khi các bạn tập gõ 10 ngón, các bạn cần phải ghi nhớ vị trí các phím ký tự trên bàn phím và hiểu được quy tắc đặt ngón tay như nào cho đúng để sau này có thể đánh máy đạt tốc độ nhanh nhất. Để ghi nhớ nhanh nhất và hiệu quả nhất, các bạn có thể sử dụng một phần mềm đánh máy 10 ngón để làm quen với cách đặt ngón tay cũng như để luyên cách đánh máy bằng 10 đầu ngón tay. Vậy những quy tắc đặt ngón tay như nào cho hợp lý? Các bạn cùng tham khảo hướng dẫn dưới đây của Blog Đỗ Bảo Nam:
Hướng dẫn cách đánh máy tính nhanh bằng 10 đầu ngón tay
Cách đặt tay trên bàn phím máy tính:
Đây là một bước rất quan trọng quyết định phần lớn đến tốc độ đánh máy của bạn sau này. Nếu bạn không có cách đặt ngón tay hợp lý thì sau này bạn có luyện gõ nhiều đi chăng nữa nhưng chưa chắc bạn có thể gõ được nhanh bằng những người biết cách đặt các ngón tay theo chuẩn. Khi bạn đặt vị trí của các ngón tay đúng, mỗi một ngón tay đặt lên trên bàn phím sẽ đảm nhiệm một nhóm các ký tự tương ứng với vị trí của ngón tay đó, điều đó giúp cho bạn đánh máy tính mà không cần phải nhìn vào bàn phím máy tính. Muốn làm được như vậy các bạn dặt tay trên bàn phím máy tính như sau:
Tay trái:
Ngón út đặt ở chữ A, ngón áp út tức ngón đeo nhẫn ta đặt ở chữ S, ngón giữa ta đặt ở chữ D, ngón trỏ đặt ở chữ F.
Tay phải:
Ngón trỏ chúng ta đặt ở phím J, ngón giữa đặt ở phím K, ngón áp út đặt ở phím L, ngón út đặt ở phím
Các bạn có thể tham khảo cách đặt tay trong hình dưới đây:
Phân công nhiệm vụ cho các ngón tay:
Với bàn tay trái:
– Ngón áp út sẽ đảm nhiệm các phím như S, W, X, 2.
– Ngón giữa sẽ gõ các phím như: D, E, C, 3.
– Ngón trỏ gõ các phím như: F, R, G, T, V, B, 5, 6.
– Ngón út sẽ đánh các phím bên trái còn lại như: Q, Z, Caps Lock, Shift…, nói chung từ phần ngón út cho đến hết khu phím bên trái.
Với bàn tay phải:
– Ngón trỏ gõ các phím như: J, U, Y, H, N, M, 7, 8.
– Ngón giữa gõ các phím như: K, I, dấu nhỏ hơn, Alt, 9.
– Ngón áp út gõ các phím như: L,O, dấu phảy, dấu lớn hơn, O.
– Ngón út gõ các phím còn lại bên phải như: P, dấu chấm, Enter, Shift,… nói chung là toàn bộ phím bên phải kể từ ngón áp út.
Tư thế ngồi đánh máy vi tính đúng:
Để có thể gõ được 10 ngón nhanh nhất mà không cần phải nhìn bàn phím máy tính, một yếu tố cũng khá quan trọng nhưng chưa nhiều người để ý đến, đó là tư thế ngồi máy vi tính. Có nhiều người thường ngồi vẹo, ngồi nghiêng, ngồi cao quá hoặc thấp quá,… Như thế không những không tốt đối với sức khỏe của chúng ta mà nó còn làm giảm tốc độ đánh máy của các bạn. Các bạn cần ngồi với tư thế như sau:
– Ngồi thẳng và phải luôn giữ cho lưng của bạn được thẳng.
– Luôn giữ cho khủy tay bẻ cong ở góc bên phải.
– Giữ cho đầu hơi nghiêng về phía trước khi ngồi trước màn hình máy tính.
– Giữ khoảng cách vị trí trong khoảng từ 40 tới 75 cm so với màn hình máy tính.
– Cổ tay giữ chạm vào ngay mép của máy tính ở phía trước bàn phím.
Tập đánh máy nhanh bằng phần mềm đánh máy 10 ngón Typingmaster pro
Đây là phần mềm luyện đánh máy nhanh rất hay và được khá nhiều người sử dụng. Trong phần mềm đánh máy 10 ngón Typingmaster pro cũng hướng dẫn các bạn rất chi tiết từ cách đặt vị trí của các ngón tay và cách di chuyển ngón tay trong bàn phím như nào cho đúng. Các bài luyện gõ 10 ngón trong phần mềm có nhiều mức độ khác nhau và độ khó được tăng dần đều. Lúc đầu các bạn chỉ luyện với những phím cơ bản, tiếp theo khi các bạn đã quen với các phím cơ bản, các bạn tập di chuyển các ngón tay sang các phím khác và gõ các ký tự hoa… Và cứ như vậy độ khó của bài học sẽ tăng dần đều, đến một thời điểm nào đó bạn đã khá thành thạo khi thao tác với các phím trên bàn phím máy tính, bạn có thể làm một vài bài test để kiểm tra tốc độ đánh máy nhanh của mình.
Ngoài ra khi các bạn tập gõ 10 ngón bằng phần mềm đánh máy Typingmaster pro, các bạn có thể chơi các trò trơi đánh máy như gõ các chữ cái, gõ tên các con vật,… vừa để giải trí sau thời gian luyện tập cũng vừa giúp bạn ghi nhớ các phím cũng như giúp cho việc đánh máy của bạn được nhanh hơn.
Một điều quan trọng nhất giúp bạn có thể đánh máy nhanh bằng 10 đầu ngón tay mà không cần nhìn bàn phím đó là bạn phải chịu khó luyện tập. Những lúc rảnh rỗi bạn có thể mở phần mềm lên để luyện tập hoặc gõ một đoạn văn bản bất kỳ nào đó. Đôi khi nếu bạn thường xuyên chat chít với bạn bè cũng là cách luyện đánh máy 10 ngón nhưng để hiệu quả cao nhất các bạn cần lưu ý về cách đăt ngón tay theo chuẩn. Chúc các bạn có thể rèn luyện được như ý muốn!