Camera trên smartphone ra mắt dịp cuối năm 2017 có gì đặc biệt?
Năm 2017 được xem là năm đánh dấu sự khởi đầu trở lại của nhiều hãng công nghệ khổng lồ như Samsung, Nokia hay cả Apple. Thời kỳ của smartphone vẫn đang trong giai đoạn hoàng kim và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Đặc biệt, dường như nhiều ông lớn này đều xem camera là cứu cánh và động lực để cạnh tranh.
Camera luôn là một phần không thể tách rời của điện thoại thông minh và là nhân tố đầu tiên người mua nhìn vào khi lựa chọn điện thoại. Công nghệ máy ảnh ngày càng trở lên tiên tiến, chúng ta không cần phải khệ nệ xách theo máy ảnh mà vẫn có thể chụp được những shot hình đắt giá chỉ với một chiếc smartphone.
Hãy cùng chúng tôi khám phá xem những chiếc camera thế hệ cuối năm 2017 đang thể hiện điểm mạnh của chúng ra sao nhé!
Phần mềm là vua
Nhiều người luôn xem phần cứng là vạn năng, điều này có lẽ không sai nhưng cũng không hoàn toàn đúng. Các công ty lớn như Google đang khai thác toàn bộ sức mạnh của máy học và AI để kết hợp chúng vào mọi lĩnh vực có thể. Minh chứng là họ đã tích hợp chúng thành công vào camera của Pixel 2. Trong khi hầu hết các nhà sản xuất bắt đầu áp dụng hệ thống ống kính kép, Google đã làm khác hoàn toàn khi sản xuất ống kính đơn: một sự chuyển đổi dũng cảm trong năm 2017.
Hãng công nghệ khổng lồ hoàn toàn tin tưởng vào đội ngũ nhà phát triển: nhóm phụ trách camera đã lập trình trí tuệ nhân tạo vào camera rất xuất sắc. Nhờ trí tuệ nhân tạo, khả năng chụp ảnh Portrait Mode của Google Pixel rất hoàn hảo dù không có camera kép. Đây thực sự là cú tát đau đớn đối với smartphone trang bị hệ thống camera kép.
Nếu không tính đến các thủ thuật đặc biệt, có một số tính năng khá chuẩn trong tất cả các điện thoại thông minh hiện nay. Cho đến năm 2015, chế độ Chỉnh tay (Manual) là một tính năng mà bạn chỉ có thể có được trên các dòng smartphone cao cấp vì chúng cần có các phần cứng tương thích. Hiện nay, tính năng này có thể áp dụng trên tất cả các dòng kể cả phân khúc tầm trung như: Nokia 3 và Redmi Note 4.
Chất lượng cũng là vua
Camera Mod trên Motorola Moto 360.
Ngoài phần mềm, phần cứng máy ảnh cũng là một bộ phận khác góp phần mang đến bước cải tiến lớn. Hệ thống ống kính kép của Apple thậm chí còn làm tốt hơn trên iPhone X. Huawei và Nokia đã hợp tác với nhà sản xuất ống kính nổi tiếng ZEISS và Leica để sản xuất Nokia 8 và Huawei P9 tương ứng. Và cuộc chiến không chỉ dừng lại đây.
Các nhà sản xuất đang dần nắm bắt được những gì khách hàng muốn, và đảm bảo tạo ra những mô hình đủ năng lực đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Tại sao lại xuất hiện quảng cáo như “ống kính f /1.8”? Khẩu độ ống kính này là một tính năng thường chỉ phổ biến đối với nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà sản xuất điện thoại thông minh đang tham vọng tìm kiếm thị trường mới, và thị trường người mê nhiếp ảnh là một trong những nơi có thể khai thác.
Với Motorola nói chung và điện thoại Moto Z nói riêng, phụ kiện Moto Mods cho phép bạn chuyển khả năng chụp hình đến một mức độ mới, nhờ có camera Hasselblad True Zoom. Ngoài Moto Mods dành riêng cho Moto Z ra thì còn nhiều tiện ích khác đơn giản hơn như ống kính và bộ lọc bổ sung.
Và tất nhiên, yếu tố quan trọng nhất mà mọi người nhìn vào một camera: megapixel. Bộ cảm biến 8 MP đã từng phổ biến từ lâu nay phải nhường chỗ cho cảm biến 13 MP trong rất nhiều điện thoại thông minh. Tuy nhiên các hãng công nghệ cũng không mù quáng tăng số lượng pixel vào bộ cảm biến: chẳng hạn như Samsung Galaxy S8 chỉ có bộ cảm biến 12 MP. Điểm khác biệt của S8 so với các dòng smartphone cao cấp khác là kích thước pixel: pixel lớn hơn cho phép thu được nhiều ánh sáng hơn. Bên cạnh đó, phải kể đến Pixel 2 của Google. Đáng tiếc là chỉ đến bây giờ các nhà sản xuất mới thấy được tiềm năng của nó.
Nhiều lỗ hổng chưa được giải quyết?
Vẫn còn có rất nhiều ưu điểm mà smartphone chưa được tích hợp. Ngoại trừ các sản phẩm cao cấp , camera trên smartphone thường chạy rất chậm và sử dụng bộ vi xử lý của smartphone thay vì bộ xử lý chuyên dụng (nơi mà các máy ảnh hiện đại thậm chí có thể chạy hai bộ vi xử lý). Điều này có nghĩa là điện thoại phải tiếp tục chạy các tác vụ trên nền khi xử lý hình ảnh từ bộ cảm biến lớn 10 MP hoặc 16 MP.
Bên cạnh đó, hệ thống “ống kính kép” trên hầu hết các camera còn rất hạn chế. Và chế độ zoom quang là một “giấc mơ xa vời” mà phần cứng của điện thoại khó thay đổi ngay được. May ra chỉ có chế độ tự động lấy nét mới vớt vát lại phần nào cho những nhược điểm này.
Còn chế độ zoom kĩ thuật số? Một phương pháp kinh khủng khiến dẫn đến mất chất lượng hình ảnh mà phần lớn mọi người vẫn dùng.
Ngành công nghiệp nhiếp ảnh trên smartphone đang có những xung lực lớn chưa từng có. Trong quá khứ, có rất ít máy ảnh trên smartphone có thể làm tốt công việc chụp hình. Mặc dù còn nhiều hạn chế về chức năng, chúng vẫn được sử dụng ở mọi lúc mọi nơi như dưới đại dương, trên đường phố và thậm chí trong tự nhiên. Vì giờ đây công nghệ camera ngày càng trở nên tốt hơn, chúng ta càng cần những người tiên phong dũng cảm có khả năng phát triển camera theo chiều hướng tiên tiến, tích cực hơn.
Nguồn VietTimes