Chùm ảnh thiên nhiên đẹp nhất năm 2017 và thông điệp đau lòng phía sau bức hình đạt giải

Cuộc thi nhiếp ảnh quốc tế do Viện bảo tàng lịch sử quốc gia Anh Quốc tổ chức đã tìm ra người thắng cuộc. Tuy nhiên, câu chuyện bức ảnh muốn truyền tải thật khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Wildlife Photographer of the Year (WPY) là một cuộc thi nhiếp ảnh thường niên về động vật hoang dã rất uy tín do Viện bảo tàng lịch sử Quốc gia (Anh) tổ chức. Khởi nguồn từ năm 1965, WPY thu hút đông đảo các nhiếp ảnh gia trên thế giới tham dự, nhằm đem đến cho công chúng những tấm hình tuyệt vời nhất về thế giới tự nhiên.

WPY 2017 là lần thứ 52 cuộc thi được tổ chức. Đã có rất nhiều bức ảnh đẹp được tham dự, và bạn sẽ được chiêm ngưỡng những bức hình đẹp nhất ngay dưới đây.

Hình ảnh một chú chim resplendent quetzal tại Costa Rica đang kiếm mồi cho hai chim non. Bức hình do Tyohar Kastiel thực hiện. Kastiel đã phải đợi ngày qua ngày, ngồi cùng một vị trí, mặc cùng một bộ quần áo để đôi chim không sợ anh.

Linh miêu Iberian – một trong những loài vật nguy cấp nhất của thiên nhiên, chỉ còn 2 nhóm nhỏ tại phía Nam Tây Ban Nha. Bức hình do Laura Albia Vilas thực hiện.

Tác phẩm của nhiếp ảnh gia Andrey Narchuk, về một cặp “thiên thần biển” đang “yêu” tại biển Okhotsk, Nga. Đây là một loài nhuyễn thể lưỡng tính, dài khoảng 3cm. Chúng sẽ giữ nguyên tư thế này trong 20 phút, trước khi đẻ khoảng 30 – 40 trứng sau đó.

Hình ảnh hiếm thấy về xương rồng saguaro tại sa mạc Sonoran. Cụm xương rồng này có lẽ đã 200 tuổi. Chúng mọc rất chậm, trong khi rễ cây đâm sâu và trải rộng dưới lòng đất. Tác phẩm này do Jack Dykinga thực hiện.

Thỏ đực gây chiến trong mùa giao phối tại rừng Vauldalen – Na Uy. Để có được tấm hình này, Erlend Haarberg đã phải rình rập trong giá lạnh suốt nhiều đêm mà không có đến một ánh đèn, vì như vậy sẽ làm phiền đến chúng. Cuối cùng vào một đêm, 2 chú thỏ đực bỗng gây gổ với nhau để tranh giành đồ ăn, và Haarberg đã tóm được tấm hình này

Tấm hình được chụp trong công viên Quốc gia Kruger tại Nam Phi, do John Mullineux thực hiện. Nhóm linh dương đang bị một con cá sấu sông Nile tấn công, và Mullineux chụp hình với độ tập trung y như con cá sấu vậy.

Một chú hổ Sumatran 6 tháng tuổi do Steve Winter thực hiện. Chú được tìm thấy tại rừng mưa Aceh thuộc Indonesia, khi đang mắc kẹt trong bẫy gấu. Người ta buộc phải cắt bỏ chân chú, và giờ chú sẽ buộc phải dành cả cuộc đời trong sở thú.

Tuy nhiên, người thắng cuộc chỉ có một. Đó là Justin Hofman – nhiếp ảnh gia từ California.

Bức hình mô tả một con cá ngựa với chiếc đuôi đang cuốn chặt lấy một cái bông ngoáy tai. Hofman cho biết, anh đang khám phá các vùng nước xung quanh một hòn đảo tại Indonesia thì bắt gặp cảnh tượng này. Và dù tấm hình đem lại cho anh giải nhất, anh ước cảnh tượng ấy “chưa bao giờ xảy ra”.

Cụ thể, hòn đảo nơi bức hình được thực hiện là Sumbawa thuộc Indonesia. Khi đó, Hofman đang ở trong nước, và anh nhìn thấy một sinh vật bé nhỏ đang bám trong một đám rong biển.

Thế rồi gió nổi lên, và ngày càng có nhiều rác bẩn trôi đến vùng biển ấy. Còn chú cá ngựa, chú bị tuột… đuôi khỏi đám rong biển nên phải vội vàng bám vào một chiếc túi nhựa, rồi kế đó là chiếc bông ngoáy tai. Đó cũng là thời khắc đắt giá mà Hofman đã nhanh chóng nắm bắt.

Lý do Hofman đưa bức ảnh đến tham dự cuộc thi là vì anh cảm thấy mình cần có trách nhiệm, “đưa bức ảnh đến với càng nhiều người càng tốt” – trích chia sẻ của anh với tờ Washington Post.

Và có vẻ như Hofman đã thành công. Khi bức ảnh lọt vào chung kết, anh đăng nó lên Instagram và nhận được hàng ngàn lượt bình luận. “Tôi muốn mọi người chia sẻ cảm xúc khi nhìn thấy bức hình này” – anh giải thích. Và với việc được đăng trên trang chủ của WPY, bức hình sẽ được hàng triệu người trông thấy.

Được biết, theo như nghiên cứu trong năm 2015, trung bình có khoảng 8 triệu tấn rác nhựa được thải ra ngoài các đại dương mỗi năm. Trong đó, Indonesia là một trong những thủ phạm chính, chịu trách nhiệm tới hơn 10% tổng số rác – tức 800.000 tấn.

Số rác này chắc chắn có tác động rất nhiều đến tự nhiên. Sinh vật sẽ nhầm rác nhựa với thức ăn, và thậm chí dự đoán đến năm 2050 đại dương sẽ còn nhiều rác hơn cá.

Với Hofman, anh chọn nhiếp ảnh để truyền đi một lời cánh báo về tình hình đại dương hiện tại và trong tương lai. Còn bạn, bạn sẽ làm gì?

Nguồn Kênh 14

N

Leave a Comment

sơn epoxy / sơn sàn epoxy / cửa lưới chống muỗi / vách ngăn lướii chống muỗi / cửa lùa chống muỗi / vệ sinh công nghiệp / đánh bóng sàn bê tông / vệ sinh nhà máy / dịch vụ giặt thảmm / vệ sinh nhà hàng / vệ sinh tòa nhà / dịch vụ vệ sinh kính / vệ sinh khách sạn / vệ sinh chung cư / dịch vụ cắt cỏ / đánh bóng kính / diệt côn trùng / diệt mối / diệt kiến / diệt muỗi / diệt ruồi / diệt gián / diệt chuột / dọn bể nước ngầm / phụ kiện mái che / cơ khí chế tạo / mái che di động / rèm nhựa / vách nhựa ngăn phòng lạnh / rèm nhựa phòng lạnh / dù che nắng / mái kéo di động / nhà bạt di động / mái xếp di động / mái hiên di động / thay bạt mái hiên di động / bạt che nắng / phụ kiện mái che di động / mái che sân thượng / mái che quán cafe / mái che di động miền bắc / mái che di động miền nam / bạt che di động hcm /