Đi tìm giá trị đích thực của nghề giáo


Khi tôi học cấp II, gia đình tôi rất nghèo. Hầu như năm nào cô giáo cũng phải “bảo lãnh” học phí cho tôi. Số tiền lương ít ỏi của cô nuôi con còn chẳng đủ, vậy mà cô vẫn dành dụm để chia sẻ với đứa học sinh nghèo như tôi.

Lúc nào cô cũng nói với chúng tôi: “Nếu sau này có em nào trở thành giáo viên, thì nhớ hãy hết lòng với học trò của mình”.
Rồi tôi trở thành cô giáo. Lúc này nghề giáo bị xã hội kêu ca rất nhiều. Rồi người ta so sánh nền giáo dục của ta với Tây, giữa thầy cô giáo nước mình với các nước tiên tiến trên thế giới. Chuyện dạy thêm, học thêm bị đem lên bàn mổ xẻ đủ đường. Chúng tôi cũng thấy giật mình thon thót khi ngành giáo dục bị nói tới nói lui. Nghề giáo đâu có được tôn vinh như nhiều người vẫn tưởng?
Tự khi nào, một cô giáo như tôi đến trường dạy học chỉ vì cái cần câu cơm hơn là yêu nghề? Trong đời cầm phấn của mình, có không ít lần tôi đã nổi nóng với học sinh, và sau đó phụ huynh đã đến trường yêu cầu ban giám hiệu cho tôi thôi việc. Sau những lần đó tôi ngộ ra bài học là đừng đụng vào học sinh, đừng chạm trán với phụ huynh. Bởi rất có thể cái nồi cơm của mình sẽ bị đe dọa. Tôi cũng khắc cốt ghi tâm câu nói của cô giáo trước đây, nhưng vì nhiều lý do tôi đã không làm được như lời cô dạy.
Những áp lực nhọc nhằn mà người thầy đang gánh khiến cho tôi dù muốn dù không cũng đâu thể thực hiện được thiên chức “hết lòng với học trò”? Có nhiều vui buồn gắn bó với nghề, tâm huyết với trò, nhưng sự tận tụy ấy đâu phải lúc nào cũng được đền đáp, ghi nhận?
Có nhiều lúc tôi thấy bị áp lực kinh khủng, bởi tình yêu thương, sự hết lòng với học sinh không mang lại hiệu quả cao với những em học sinh cá biệt trong lớp. Trước những em học sinh hư hỏng, quấy phá, chúng tôi cũng tìm hiểu gia đình, cũng nhẫn nại lắng nghe tâm sự của các em. Nhưng có phải lúc nào sự cố gắng của chúng tôi cũng được đánh giá đúng đâu?

Chúng tôi phải làm gì với những em trong lớp chỉ phá bĩnh và sẵn sàng cãi lời, sẵn sàng về mách bố mẹ và không sợ bị đuổi học hay lưu ban? Chúng tôi phải làm sao khi chỉ muốn được chuyên tâm giảng dạy, muốn được hết lòng với học trò nhưng lại gặp cảnh “cây muốn lặng nhưng gió chẳng đừng”? Còn nữa, nếu muốn dùng cái uy của người thầy để uốn nắn, đưa các em vào khuôn khổ, nhưng liệu phụ huynh có đặt niềm tin nơi chúng tôi?

Cũng có lúc tôi muốn buông xuôi, phớt lờ những em chuyên phá bĩnh lớp, nhưng rồi sự dằn vặt của người thầy không cho phép tôi vô tâm, vô tình như vậy. Phụ huynh đâu biết rằng khi người thầy to tiếng hay dùng thước đập vào tay, vào mông con họ, không phải vì chúng tôi ghét các em mà muốn các em tôn trọng lớp, tôn trọng thầy cô và tôn trọng chính bản thân mình.
Có lẽ không riêng gì tôi mà nhiều đồng nghiệp khác cũng đang trăn trở với nghề. Chúng tôi, những người ngày ngày đứng trên bục giảng, biết tìm giá trị đích thực của mình ở đâu?Thức Thức;

Trích: http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20151202/nha-giao-doi-dien-truoc-nhieu-ap-luc/1013125.html

Leave a Comment

sơn epoxy / sơn sàn epoxy / cửa lưới chống muỗi / vách ngăn lướii chống muỗi / cửa lùa chống muỗi / vệ sinh công nghiệp / đánh bóng sàn bê tông / vệ sinh nhà máy / dịch vụ giặt thảmm / vệ sinh nhà hàng / vệ sinh tòa nhà / dịch vụ vệ sinh kính / vệ sinh khách sạn / vệ sinh chung cư / dịch vụ cắt cỏ / đánh bóng kính / diệt côn trùng / diệt mối / diệt kiến / diệt muỗi / diệt ruồi / diệt gián / diệt chuột / dọn bể nước ngầm / phụ kiện mái che / cơ khí chế tạo / mái che di động / rèm nhựa / vách nhựa ngăn phòng lạnh / rèm nhựa phòng lạnh / dù che nắng / mái kéo di động / nhà bạt di động / mái xếp di động / mái hiên di động / thay bạt mái hiên di động / bạt che nắng / phụ kiện mái che di động / mái che sân thượng / mái che quán cafe / mái che di động miền bắc / mái che di động miền nam / bạt che di động hcm /