Mách bạn mẹo chụp ảnh lung linh hơn hơn với chế độ xóa phông trên smartphone
Chế độ chân dung xóa phông hiện đang ngày càng trở nên phổ biến hơn nhờ vào việc tích hợp cả hai camera trước và sau trên thiết bị mới nhất tạo ra chất lượng ảnh lung linh không kém những bức ảnh được chụp bằng máy DSLR cao cấp. Dưới đây là ba mẹo nhỏ giúp bạn tận dụng tối đa chế độ chân dung xóa phông ngay trên điện thoại thông minh.
Chế độ xóa phông (Bokeh) là thuật ngữ dùng để chỉ những tấm ảnh mà chủ thể nổi bật trên nền hậu cảnh bị xóa mờ. Ngày nay, các smartphone hàng đầu đều được trang bị chế độ chụp ảnh chân dung, nơi đối tượng chụp được lấy nét còn nền được làm mờ giống như các máy ảnh DSLR có thể làm. Nhưng làm thế nào để ảnh chụp chân dung đẹp nhất bằng smartphone là dấu hỏi được nhiều người đặt ra.
Mẹo 1: Khoảng cách giữa chủ đề và hình nền
Tất nhiên, điều đầu tiên bạn cần làm là kích hoạt chế độ xóa phông hay chế độ bokeh. Bạn có thể tìm thấy điều này trực tiếp trên màn hình kính ngắm của ứng dụng camera hoặc trong menu cài đặt với các tùy chọn khác nhau. Nếu bạn không tìm thấy chức năng bokeh, có thể bạn đang để ẩn dưới hình thức “chế độ chân dung”.
Để đảm bảo điện thoại thông minh của bạn có thể phân biệt giữa nền và chủ thể, hãy đảm bảo rằng khoảng cách giữa chúng là ít nhất 2 mét.
Đối với chế độ chân dung, khoảng cách lý tưởng giữa nhiếp ảnh gia và đối tượng là 2 mét rưỡi. Đối với Galaxy Note 8 hay iPhone 8 Plus sở hữu một ống kính tele, chế độ chân dung có thể cần khoảng cách xa hơn một chút.
Khi đứng quá gần nhau thì chế độ chân dung sẽ không hoạt động tốt. Tuy nhiên, nếu quá xa đối tượng, có thể hình ảnh sẽ không còn hiệu ứng nền mờ. Và vì chế độ chân dung không cho phép zoom nên bạn cần phải tiến gần đến chủ thể của mình hơn.
Mẹo 2: Các vật cản: mắt kính, khung cửa sổ,…
Mặc dù hiệu ứng xóa phông được tạo ra bằng kỹ thuật số đang ngày càng gần hơn với thực tế nhưng vẫn có những sai lầm phổ biến cần tránh, chủ yếu là do các vật dụng trong suốt như kính đeo mắt hoặc ly cocktail. Trong những trường hợp này, hiệu ứng xóa phông không được áp dụng cho nền thông qua vật liệu kính.
Do đó, tốt nhất là bạn nên tránh đặt các vật thể trong suốt bên cạnh chủ thể.
Như trong ảnh trên đây, bạn có thể thấy phần nền qua kính đeo của chủ thể, nó không hề bị làm mờ.
Một thách thức lớn khác đối với nhiều chế độ xóa phông của điện thoại thông minh là các đường nét đi từ chủ thể trung tâm sang phần nền. Vì nhiều ứng dụng camera chỉ có khả năng phân biệt giữa một vài mức độ sâu, những điểm này có thể bị mờ, không hiệu quả, gây bực bội cho người chụp. Với hiệu ứng xóa phông quang học “thực”, mà không phải kỹ thuật số, đường nét sẽ chuyển dần sang màu xanh.
Một số điện thoại thông minh còn gặp vấn đề với chi tiết của chủ thể với màu sắc của nền, ví dụ, với các sợi tóc. Nếu bạn nhận thức được tính đặc thù của camera trên điện thoại thông minh, bạn có thể cẩn thận hơn khi chụp ảnh và cải thiện chất lượng hình ảnh cuối cùng một cách đáng kể.
Mẹo 3: Chọn nền thích hợp
Một sự lựa chọn sáng tạo khác mà chúng ta cần quan tâm: chọn nền đúng đắn. Nếu nền đằng sau chủ thể chỉ là một bức tường màu xám xịt hay một bức tượng tẻ nhạt, dù bạn có sử dụng hiệu ứng xóa phông thì kết quả bức ảnh cuối cùng chắc chắn không thể thỏa mãn yêu cầu.
Thay vào đó, khung nền với các đốm sáng lại đặc biệt phù hợp. Ví dụ, một chuỗi đèn chiếu sáng hoặc cửa sổ được chiếu sáng của các tòa nhà ở xa được biến đổi bởi thành những đốm sáng đẹp và mềm mại. Một ví dụ khác là mặt trời chiếu sáng qua tán lá và cành cây, nó tạo ra nhiều điểm nổi bật sáng nhỏ nổi bật. Hãy để ý xung quanh một chút thôi, bạn sẽ nắm bắt được vô số khung nền cực kỳ phù hợp với chế độ xóa phông.
Mẹo nhỏ: Ánh sáng và bóng
Trong hầu hết các trường hợp, chế độ chụp ảnh chân dung không hoạt động tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, do đó, hãy tận dụng những tình huống có ánh sáng tốt để tận dụng hết khả năng của chế độ này. Bạn nên tìm nguồn sáng nhẹ có khả năng tạo ra bóng cho chủ thể. Lựa chọn tốt nhất là từ cửa sổ với ánh sáng gián tiếp hoặc một bức tường trắng phản chiếu ánh sáng mặt trời. Nhiếp ảnh gia thường sử dụng các hộp đen (soft boxes) và những thứ tương tự để biến ánh sáng gắt thành một chùm ánh sáng tinh tế trên khuôn mặt các đối tượng.
Vị trí đối tượng để ánh sáng chiếu đến nên nghiêng góc 45 độ từ phía bên cạnh. Bức ảnh trông sẽ nghệ thuật hơn với một cái bóng chiếu ra, giống như ánh sáng chiếu trực tiếp từ phía trước.
Mẹo nhỏ 2: Tạo khung
Nếu bạn chụp chân dung, đừng đặt người trực tiếp vào giữa bức hình, mà chỉ đánh dấu vào bên cạnh. Sử dụng quy tắc Một phần ba (rule of thirds): đây là bí quyết lâu đời và chúng cũng áp dụng được với các smartphone ngày nay. Thay vì đặt chủ thể ở giữa khung hình, bạn nên bật tính năng đường kẻ trên camera và đặt chủ thể vào các điểm giao nhau của những đường kẻ.
Một hình ảnh hài hòa hơn sẽ là kết quả của sự sắp xếp hoặc khung hình dựa trên tỷ lệ vàng, nơi các đường được chuyển một chút về phía giữa bức tranh.
Dĩ nhiên là một chiếc camera trên smartphone không thể nào tạo ra những bức ảnh xóa phông ấn tượng như trên DSLR. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng kè kè chiếc máy ảnh DSLR theo bên cạnh được, trong nhiều trường hợp, smartphone là công cụ cực kỳ hữu hiệu để chụp ảnh chân dung nếu bạn biết cách tận dụng tốt các thủ thuật với hiệu ứng xóa phông.
Nguồn VietTimes