Mẹo nhỏ để làm Local SEO tốt hơn
Local SEO được nhắc đến như một hình thức tối ưu hóa thứ hạng trên một số từ khóa liên quan tới một địa phương, lãnh thổ nào đó. Ví dụ như các từ khóa Vé máy bay đi Hà Nội, du lịch Sapa, hải sản Vũng Tàu…v.v..đều là các từ khóa Local SEO. Hình thức này thì thường là được các doanh nghiệp hay các cá thể kinh doanh áp dụng để họ tập trung vào một phân vùng khách hàng nào đó để khai thác tiềm năng.
Về cơ bản, hình thức Local SEO cũng là SEO nên cũng bao gồm các bước như nghiên cứu từ khóa, tối ưu SEO Onpage, tối ưu SEO Offpage (xây dựng backlink). Nhưng để có thứ hạng, độ uy tín tốt hơn thì Local SEO cũng bao gồm vài thủ thuật làm SEO hoàn toàn khác so với quy trình SEO thông thường. Do mình không có nhiều kinh nghiệm trong local SEO lắm nên bài viết này có thể thiếu cho các bạn, các bạn có thể tìm hiểu nó thêm trên Google.
Spam từ khóa – điều tối kỵ trong Local SEO
Trước khi bắt đầu tối SEO Local thì bạn cần nên biết một điều đó là trong Local SEO cho dù bạn
đứng thứ hạng cao nhất thì cũng chưa chắc gì nhận được nhiều lượt click. Nguyên nhân chính đó là các từ khóa ở thẻ thẻ title, description bị spam vô tội vạ, mà đối tượng của bạn đa phần là khách hàng, nhà nghiên cứu và họ cần thông tin về địa phương hay loại hình dịch vụ trong một địa phương. Hãy dùng các từ khóa quan trọng một cách thích hợp để viết thẻ title, description có nghĩa, đồng thời cũng nên kết hợp với một vài từ khóa phụ để có độ bao phủ từ khóa cao hơn.
đứng thứ hạng cao nhất thì cũng chưa chắc gì nhận được nhiều lượt click. Nguyên nhân chính đó là các từ khóa ở thẻ thẻ title, description bị spam vô tội vạ, mà đối tượng của bạn đa phần là khách hàng, nhà nghiên cứu và họ cần thông tin về địa phương hay loại hình dịch vụ trong một địa phương. Hãy dùng các từ khóa quan trọng một cách thích hợp để viết thẻ title, description có nghĩa, đồng thời cũng nên kết hợp với một vài từ khóa phụ để có độ bao phủ từ khóa cao hơn.
Các từ khóa chính cũng nên được thay đổi và liên tụctạo ra nhiều biến thể khác nhau để tăng độ “phủ sóng” cũng như tránh các hình phạt spam từ khóa từ Google.
Ngoài ra, việc tối ưu hóa tỷ lệ CTR cũng luôn rất cần thiết trong SEO Local.
Tối ưu On-page trong SEO Local
Địa phương hóa thẻ title và description
Giả sử bạn có một nhà hàng hải sản tại Vũng Tàu thì điều đầu tiên bạn cần nghĩ tới đó là từ khóa đại loại như “Nhà hàng hải sản Vũng Tàu” luôn đặt trên đầu tiên ở 2 thẻ này. Nên nhớ, tránh spam từ khóa các kiểu như lặp đi lặp lại các từ khóa quan trọng mà hãy viết nó thành một câu có nghĩa trong khuôn khổ giới hạn 140 ký tự ở thẻ description và 70 ký tự ở thẻ title.
Xem thêm: Cách SEO website WordPress toàn tập
Địa phương hóa nội dung
Cũng như 2 thẻ trên mà mình đã đề cập, các từ khóa về dịch vụ/sản phẩm của bạn đi đôi với tên địa phương cũng nên được “rải đều” trong nội dung và hãy chắc chắn rằng trong một nội dung 700 ký tự thì các từ khóa quan trọng phải lặp đi lặp lại tầm 4 lần. Sự lặp lại ở đây có nghĩa là có nhiều biến thể từ khóa được lặp lại đồng đều, ví dụ như trong một bài giới thiệu thì bạn nên có 4 từ khóa như thế này cho một nhà hàng hải sản tại Vũng Tàu
- Nhà hàng hải sản Vũng Tàu
- Ăn hải sản tại Vũng Tàu
- Hải sản giá rẻ ở Vũng Tàu
- Quán ăn hải sản Vũng Tàu
Đó chỉ là ví dụ, bạn có thể biến đổi thế nào tùy bạn, miễn là hãy chắc chắn rằng các biến thể từ khóa này luôn là các từ khóa được nhiều người tìm kiếm.
Chèn thẻ Meta GEO vào thẻ <head> của website
Có một thủ thuật nhỏ để tăng thứ hạng trên một từ khóa liên quan tới một địa phương nào đó mà nhiều người đã bỏ sót đó là sử dụng thẻ Meta GEO. Các bạn có nhớ rằng trên Google có chức năng lọc kết quả theo địa phương không? Hãy xem ảnh dưới đây.
Thẻ GEO này hoạt động giống như thẻ meta keyword trước đây nhằm khai báo tọa độ chính xác của doanh nghiệp của bạn, từ đó các máy tìm kiếm sẽ cho nó được ưu tiên với các kết quả tìm kiếm được phân vùng trên một địa phương mà thẻ Meta GEO đã khai báo. Các bạn có thể vào đây để tự tạo một thẻ Meta GEO dựa trên địa chỉ của bạn.
Một thẻ Meta GEO có cấu trúc giống như thế này
<meta name="geo.region" content="VN" />
<meta name="geo.placename" content="tp. Vũng Tàu" />
<meta name="geo.position" content="10.41138;107.136224" />
<meta name="ICBM" content="10.41138, 107.136224" />
Sau đó các bạn đặt nó vào cặp thẻ <head> </head> như bao thẻ meta khác.
Sử dụng GEO Sitemap và tập tin KML
Cũng giống như thẻ Meta GEO, GEO Sitemap cũng giúp bạn đạt thứ hạng cao trên một địa phương nào đó nhờ việc khai báo địa chỉ, phân vùng thích hợp vào sitemap. Còn tập tin KML (.kml) cũng là một loại sitemap đặc biệt để website của bạn có thể được Google Earth đánh dấu.
Sử dụng công cụ GEO Sitemap Generator để tạo, bạn sẽ nhận được 2 tập tin này sau khi tạo xong. Việc còn lại là upload lên thư mục gốc của website và submit nó vào Google Webmaster Tools như một sitemap bình thường.
Tips: Xem lại bài Hướng dẫn SEO WordPress để biết cách submit sitemap lên Google.
Tối ưu Google Place
Google Place luôn được các doanh nghiệp sử dụng đầu tiên để đưa các thông tin về doanh nghiệp lên Google Map, sau đó nếu có các truy vấn tìm kiếm liên quan thì các thông tin này sẽ được hiển thị dưới dạng đặc biệt.
Ảnh: SEMVietNam
Xem thêm: Hướng dẫn đưa địa chỉ doanh nghiệp lên Google Map.
Trong phần này mình sẽ nói qua một vài cách sử dụng Google Place hợp lý để có thứ hạng tốt hơn trên Google Place cũng như thu hút khách hàng nhấp vào.
Sử dụng tên thật của doanh nghiệp
Có một điều dễ sai lầm đối với những người “nghiện SEO” đó là đặt từ khóa ở bất cứ đâu có thể. Về các trang nội dung thì cách này rất tốt, rất có lợi nhưng khi bạn khai báo các địa chỉ doanh nghiệp, giới thiệu doanh nghiệp của mình lên Google Place hay các trang tương tự thì việc làm này sẽ không có mấy thiện cảm gì đâu, đặc biệt nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của bạn vì Google Place là nơi để bạn “bành trướng” thương hiệu của mình mà.
Ở ngay phần khai báo tên doanh nghiệp, thì tốt nhất bạn nên kết hợp 1 từ khóa cơ bản và tên thật của doanh nghiệp. Ví dụ như Nhà hàng hải sản Ngọc Thạch chẳng hạn :sogood: .
Sử dụng từ khóa chính trong phần mô tả nhưng không spam
Sử dụng thích hợp ở đây có nghĩa là bạn mô tả chính xác, ngắn gọn, rõ ràng về doanh nghiệp của bạn trong vòng 200 ký tự bao gồm từ khóa chính, ví dụ như:
Nhà hàng hải sản Ngọc Thạch là địa điểm ăn hải sản lý tưởng tọa lạc tại số N đường ABC phường XYZ, tp.Vũng Tàu……….bla bla…. blo blo…ble ble….đủ kiểu.
Sử dụng Youtube Video và hình ảnh tối đa
Video và hình ảnh khi được đưa vào Google Place sẽ rất có lợi cho phần mô tả doanh nghiệp của bạn trên Google Place và đoạn video này cũng sẽ được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm nếu một từ khóa liên quan.
Việc quay video đôi khi cũng gây khó dễ cho các doanh nghiệp. Nhưng đừng lo lắng, bạn có thể dùng các phần mềm làm slide thông dụng như Proshow để làm các slide ảnh đẹp về doanh nghiệp, chèn các chữ mô tả vào. Miễn người ta có thể khai thác nội dung thông qua slideshow đó là được.
Khai báo Additional Details đầy đủ
Khung nhập thông tin thêm như thế này được dùng để khai báo các thông tin quan trọng mà bạn muốn gửi đến những người xem để họ có thể nhận ra những ưu điểm về doanh nghiệp của bạn. Vì vậy nếu như bạn không muốn khách hàng bỏ lỡ các thông tin quan trọng này thì nên viết đầy đủ vào đây.
Cập nhật nội dung thường xuyên – Hãy tạo blog
Các bạn có biết vì sao blog dễ SEO hơn bất cứ loại hình website nào khác không? Theo như mình nghĩ, là do các bài viết có tính chất cập nhật liên tục và quan trọng hơn nữa là ở mỗi bài blog bạn đều có cơ hội chèn các từ khóa quan trọng để đưa tổng số trang lên top 10 nhiều hơn. Bởi nếu bạn chỉ có một trang duy nhất để giới thiệu doanh nghiệp trên website thì suy ra cho cùng bạn chỉ có thể ở trên top kết quả tìm kiếm một trang. Mà một trang thì không thể chứa quá nhiều từ khóa đứng top.
Vì vậy theo mình nghĩ, các doanh nghiệp nên kết hợp tạo thêm một blog cá nhân và lên kế hoạch riêng để viết bài lên trang blog đó. Bởi thông qua các bài viết chất lượng, các doanh nghiệp luôn có rất nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng và thậm chí là chuyển đổi từ người đọc blog thành khách hàng. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp nên cần tạo blog.
Nên xem: Tại sao nên dùng WordPress làm blog cho doanh nghiệp
Có một câu hỏi chung là blog dành cho doanh nghiệp thì nên viết gì? Câu trả lời là bạn có thể viết bất cứ cái gì, càng tự nhiên và hữu ích càng tốt vì nó là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng gần gũi hơn. Đây là vấn đề mình đã lưu tâm rất lâu rồi nhưng chưa có thời gian viết một bài hoàn chỉnh, nên mình sẽ viết chi tiết vào vấn đề phát triển nội dung blog cho doanh nghiệp sâu hơn ở một bài viết khác.
Xây dựng backlink
Nói về link building thì các hình thức SEO đều có chung một điểm tương đồng với nhau, nghĩa là có thể xây dựng backlink theo cùng một phương pháp. Tuy nhiên cái khó của các doanh nghiệp là không có thông tin bổ ích để giúp tăng backlink tự nhiên. Vì vậy ngoài các cách xây dựng backlink cơ bản, mình khuyến cáo các doanh nghiệp nên đầu tư hợp lý cho chiến dịch xây dựng backlink của mình bằng một số cách đặc thù như:
- Mua backlink độc quyền, nghĩa là chỉ mua ở 1 vài trang uy tín, thứ hạng cao, cùng nội dung nhưng chỉ có mình bạn mua.
- Tài trợ các cuộc thi trên mạng của các website để họ gắn link vào các bài viết.
- Thuê báo chí viết bài giới thiệu, backlink ở đây thì phải nói là quá chất lượng rồi.
SEO Local và kết luận
SEO Local có thể nói là một phương án tốt nhất và tiết kiệm công sức nhất để đưa các dịch vụ của mình đến với công chúng thông qua phân vùng đối tượng khách hàng riêng biệt. Bạn có thể thấy, ngày nay người dùng thường tìm kiếm một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó luôn luôn kết hợp cùng tên địa phương để họ có thể tìm kiếm một địa chỉ thích hợp cho nhu cầu của mình.
Về tính cạnh tranh thì mình thấy hiện tại Local SEO ở Việt Nam chưa cạnh tranh quá nhiều, bởi nếu SEO theo cách thông thường thì các từ khóa luôn có độ cạnh tranh rất lớn khi phải bao phủ đối tượng khách hàng toàn quốc hay toàn cầu. Vì thế cho nên nếu bạn không phải là một doanh nghiệp bán các sản phẩm sử dụng trực tuyến như phần mềm, hosting, domain, dịch vụ thiết kế web…v.v..thì nên sử dụng Local SEO để dễ dàng lên top hơn.
Kiến thức về Local SEO của mình cũng còn bị giới hạn rất nhiều do chưa có điều kiện thực tập nhiều, nếu các bạn cảm thấy bài viết có chỗ nào sai sót hay bất hợp lý, hãy thẳn thắn góp ý ở phần bình luận để mình có thêm cơ hội học hỏi thêm nhiều kiến thức hơn về thủ thuật SEO này.
Tư liệu: Local SEO Infographic