Tin tức IT 

Nguy cơ tiềm ẩn từ công nghệ ‘đọc’ ý nghĩ

Tại một lớp tiểu học giấu tên ở Trung Quốc, mỗi tiết đều thể hiện qua màu sắc. Những màu sắc ấy không phải từ phấn vẽ trên bảng đen mà phát ra từ những chiếc đèn thiết bị gắn trên đầu học sinh. Chiếc vòng mang tên Focus 1 vốn là thiết bị đọc sóng não do BrainCo – một công ty start-up có trụ sở ở Boston (Mỹ) – sản xuất và được quảng cáo có thể giúp giáo viên theo dõi được những điều gì đang xảy ra trong đầu óc các em nhỏ. Ở đó, đèn xanh thể hiện sự thư giãn, vàng là tập trung còn đỏ là rất tập trung.

Lớp học giấu tên ở Trung Quôc sử dụng thiết bị phân tích sóng não để theo dõi khả năng tập trung của học sinh. Ảnh: SCMP

Lớp học giấu tên ở Trung Quôc sử dụng thiết bị phân tích sóng não để theo dõi khả năng tập trung của học sinh. Ảnh: SCMP.

Với những dữ liệu thu được, BrainCo tham vọng xây dựng được cơ sở dữ liệu về sóng não lớn nhất thế giới. Điều này khiến các nhà tâm thần học e ngại bởi các cuộc nghiên cứu gần đây ngày một tập trung đào sâu vào trí não con người và ngày một tiến gần hơn đến việc nắm rõ được cảm xúc của mỗi cá nhân, thậm chí là đọc suy nghĩ của họ. Đầu năm nay, ngay khi được thử nghiệm, Focus 1 tạo ra cuộc tranh cãi lớn, chủ yếu xoay quanh câu hỏi liệu đây là công cụ dạy học hữu dụng hay chỉ đơn giản như chiếc vòng kim cô trói buộc và giám sát liên tục cuộc đời con em người Trung Quốc. Paul Biegler – cây bút của The Age – viết: “Biên giới cuối cùng của sự riêng tư – tâm trí con người – đang bị khoa học đe doạ”.

Ở Mỹ, nguy cơ sự riêng tư của con người sẽ bị công nghệ xâm phạm đang trở thành chủ đề bị đem ra “mổ xẻ”.

Tháng 7 năm nay, tỷ phú công nghệ Elon Musk tuyên bố công ty Neuralink của ông đã sản xuất được một con chip gắn trên não nhằm giúp những người bị liệt điều khiển con trỏ máy tính bằng suy nghĩ thông qua kết nối Bluetooth và thử nghiệm vào 2020. Con chip gồm hàng nghìn điện cực nhỏ như sợi chỉ, được robot đưa vào lớp ngoài của não người thông qua một vết rạch nhỏ trên hộp sọ. Từ đó, nó sẽ thu thập tín hiệu điện não đồ, tương tự cách Focus 1 thực hiện nhưng tinh vi hơn nhiều, giúp người dùng tương tác với máy tính.

Công nghệ đọc sóng não ban đầu được áp dụng để phát hiện các cụm từ xuất hiện trong tâm trí con người. Cuối năm ngoái, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Edward Chang dẫn đầu tại từ đại học Đại học California, San Francisco, ứng dụng nó để nhận biết tâm trạng. Tháng 7 năm nay, một nhóm nghiên cứu của ông đã giải mã được các câu câu hỏi đáp của những người tham gia nghiên cứu khi đang đối thoại. Nghiên cứu này giành được sự quan tâm lớn bởi được Facebook hỗ trợ. CEO Mark Zuckerberg từng xác nhận hãng sẽ mở rộng và đẩy mạnh các kế hoạch liên quan đến việc phát triển giao diện tương tác giữa não và máy tính, với ham muốn trong tương lai sẽ giúp người dùng viết bài trên Facebook chỉ bằng suy nghĩ.

Câu hỏi lúc này là Facebook bảo mật dữ liệu người dùng ra sao, trong khi mới đây mạng xã hội lớn nhất đã bị rò rỉ thông tin tới 87 triệu tài khoản?

Ngay cả khi gạt những nghi ngại về quyền riêng tư sang một bên, việc sử dụng công nghệ để đọc suy nghĩ con người vẫn gặp phải nhiều sự phản đối.

Năm 2013, Rafael Yuste – giáo sư tâm thần học ở Đại học Columbia, New York, dẫn đầu một nhóm nghiên cứu đã đưa ra sáng kiến trị giá hàng tỷ USD mang tên Brain. Đây là chương trình nghiên cứu nhằm lập bản đồ và ghi lại hoạt động bộ não người. Năm 2017, nhóm của ông Yuste thành công trong việc theo dõi hoạt động của toàn bộ hệ thống thần kinh của giống thuỷ tức hydra. Tuy vậy, giáo sư Yuste chỉ muốn hạn chế nghiên cứu của mình trong phòng thí nghiệm. Ông hiểu rằng việc áp dụng những công nghệ như thế này ảnh hưởng tiêu cực thế nào tới sự riêng tư của loài người.

Rafael Yuste từng cùng 25 đồng sự gồm các nhà khoa học, đạo đức học và kỹ sư cùng đưa ra quan điểm rằng một bộ luật mới cần được thiết lập để bảo vệ dân chúng trước sự đe doạ của trí tuệ nhân tạo và các phương thức kết nối giữa máy tính cùng bộ não. Mới đây, giáo sư Yuste sang Chile để cùng Thượng nghị sĩ kiêm tiến sĩ Guido Girardi kêu gọi sửa đổi Hiến pháp. Họ muốn việc bảo vệ dữ liệu não bộ – theo định nghĩa của Rafael Yuste là dữ liệu thần kinh, xâm lấn hay không xâm lấn – phải được coi như quyền con người, cũng như được xác định và quản lý nghiêm ngặt như việc ghép tạng, không được phép đưa vào giao dịch thương mại. Hai dự luật liên quan sẽ được đưa ra Quốc hội Chile và được bỏ phiếu vào tháng 11. Giáo sư cho biết ông muốn dữ liệu thần kinh không những phải được bảo vệ ở Chile mà còn cả trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.

Một bệnh nhân đeo thiết bị đo sóng não ở Sydney. Ảnh: Kate Geraghty

Một bệnh nhân đeo thiết bị đo sóng não ở Sydney. Ảnh: Kate Geraghty.

Nhiều thiết bị theo dõi sức khoẻ, chơi game hay flycam với khả năng nhận lệnh từ não người đang được bán trên thế giới. Marcello Ienca – một học giả tại Đại học ETH Zurich (Thuỵ Sĩ) – cho biết người dùng sẽ phải đối mặt với một số lỗ hổng bảo mật. Việc các hacker truy cập vào sóng não theo cách bất hợp pháp là điều hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt trong lĩnh vực game. Theo ông Ienca, game là môi trường đòi hỏi sóng não người phải thường xuyên được theo dõi, đo đạc để tái hiện trong thế giới ảo. Hacker có thể gắn phần mềm độc hại vào một số hình ảnh flash liên quan đến ngân hàng và các dãy số ngẫu nhiên xuất hiện trong game, từ đó dò được số tài khoản cùng mã bảo mật của người dùng.

Hiện tại, Trung Quốc là một trong những nước đi đầu về công nghệ “đọc ý nghĩ”. Năm ngoái, tờ South China Morning Post đưa tin các tài xế nước này phải đội mũ gắn thiết bị phân tích dữ liệu não. Lý do được đưa ra là nhằm giúp những người điều khiển xe quản lý được stress và cải thiện hiệu suất làm việc. Marcello Ienca cũng cho rằng việc sử dụng công nghệ đọc sóng não để lấy thông tin một cách cưỡng bức là hình thức xâm phạm nhân quyền.

“Việc này rất có vấn đề nếu nhìn từ góc độ đạo đức. Đó là một sự cưỡng buộc, dù là rõ ràng hay ngầm hiểu”, ông Ienca nói. Theo ông, nếu các tài xế từ chối đeo thiết bị, đồng nghĩa với việc họ có thể bị cho thôi việc. Còn nếu phải gắn thiết bị lên đầu, những người lái xe hay sẽ phải chịu sự giám sát về trí não. Về cơ bản, kịch bản nào cũng đáng sợ như nhau, theo lời ông Ienca.

Nhiều quốc gia đã nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ dữ liệu não bộ.

Tháng 3, chính phủ Australia đã sửa đổi luật về quyền riêng tư, đặt ra các nội dung cũng như hình phạt mới trong tình hình “mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến bùng nổ buôn bán thông tin cá nhân”. Tháng 7, Uỷ ban về Cạnh tranh và Người tiêu dùng của Australia, đã công bố bản báo cáo về Điều tra nền tảng kỹ thuật số. Bản báo cáo này khuyến nghị một loạt biện pháp bảo mật mới nhắm tới các đối tượng như Facebook và Google, trong đó có cả quyền được xoá dữ liệu cá nhân đối với người dùng.

Khi được hỏi liệu những thay đổi này có giảm thiểu được các nguy cơ liên quan sự riêng tư khi sử dụng công nghệ, David Watts – giáo sư Luật và Chính sách thông tin tại Đại học La Trobe – cho biết chúng chẳng thay đổi được gì. Bởi các hãng công nghệ luôn biết cách để đưa ra sản phẩm và dịch vụ khơi gợi người dùng hãy bỏ qua những nội dung liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân và giao toàn bộ cho họ kiểm soát.

Trong một bài viết năm 2017, The Economist tuyên bố “dữ liệu giờ còn giá trị hơn cả dầu mỏ”. Theo ông Watts, ngay cả các nhà sản xuất thiết bị y tế cũng có thể xung đột với nhau khi nhu cầu nắm giữ dữ liệu não bộ ngày một tăng và những dữ liệu này chắc chắn cũng là mối quan tâm của các đảng phái

Tuy vậy, một số nhà nghiên cứu khác lại có cái nhìn lạc quan hơn, Adrian Carter – nhà tâm thần học tại Đại học Monash, Melbourne (Australia) – cho biết không nên quá sốt sắng về việc những công nghệ như vậy có thể gây ra điều gì. Bởi hiện tại, các ông lớn công nghệ đã hiểu quá sâu sắc về hành vi người dùng. Adrian Carter lấy ví dụ chuỗi cửa hàng Target nhờ công nghệ hiện tại còn cập nhật được khách hàng nào đang mang thai, hay ứng dụng theo dõi sức khoẻ Mindstrong Health hứa hẹn sẽ phát hiện được bệnh Parkinson chỉ nhờ các thao tác vuốt, chạm trên điện thoại. “Những nguy cơ về tự do cá nhân đối với công nghệ sóng não là có. Nhưng hiện tại, mọi thứ không vượt quá được giới hạn của smartphone hay các thiết bị khác”, ông nói.

Đức Trí (theo The Age)

Leave a Comment

sơn epoxy / sơn sàn epoxy / cửa lưới chống muỗi / vách ngăn lướii chống muỗi / cửa lùa chống muỗi / vệ sinh công nghiệp / đánh bóng sàn bê tông / vệ sinh nhà máy / dịch vụ giặt thảmm / vệ sinh nhà hàng / vệ sinh tòa nhà / dịch vụ vệ sinh kính / vệ sinh khách sạn / vệ sinh chung cư / dịch vụ cắt cỏ / đánh bóng kính / diệt côn trùng / diệt mối / diệt kiến / diệt muỗi / diệt ruồi / diệt gián / diệt chuột / dọn bể nước ngầm / phụ kiện mái che / cơ khí chế tạo / mái che di động / rèm nhựa / vách nhựa ngăn phòng lạnh / rèm nhựa phòng lạnh / dù che nắng / mái kéo di động / nhà bạt di động / mái xếp di động / mái hiên di động / thay bạt mái hiên di động / bạt che nắng / phụ kiện mái che di động / mái che sân thượng / mái che quán cafe / mái che di động miền bắc / mái che di động miền nam / bạt che di động hcm /