Những bức ảnh đoạt giải Nhiếp ảnh Động vật hoang dã của năm 2017

Ban tổ chức cuộc thi Nhiếp ảnh Động vật hoang dã của năm 2017 vừa công bố các bức ảnh đạt giải chung cuộc và giải nhất ở các hạng mục.Theo ban tổ chức, cuộc thi ảnh động vật hoang dã 2017 thu hút hơn 50.000 bức ảnh từ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nghiệp dư ở 92 quốc gia. Các bức ảnh tham gia và được lựa chọn trao giải dựa trên các tiêu chí: sáng tạo, tính độc đáo và sự điêu luyện về kỹ thuật chụp.
Hai bức ảnh đạt giải nhất chung cuộc được lựa chọn từ các ảnh đạt giải nhất ở các hạng mục, trong đó một ảnh chụp con tê giác bị cắt sừng và ảnh còn lại chụp chú khỉ ở Hà Lan.

Giải nhất chung cuộc
Ký ức một giống loài – Brent Stirton, Nam Phi.
Bức ảnh mô tả con tê giác bị bắn thuốc mê và cưa sừng, thứ được người dân ở một số quốc gia như Trung Quốc và Việt Nam săn lùng, coi là thứ chất bổ quý hiếm.
Giải nhiếp ảnh gia động vật hoang dã Trẻ của năm
Cuộc sống tươi đẹp – Daniël Nelson, Hà Lan.
Daniël gặp chú khỉ đột Caco tại Công viên quốc gia Odzala, Cộng hòa Dân chủ Congo khi nó đang ăn một quả Sa kê chín. Chú khỉ này mới 9 tuổi và đang chuẩn bị thoát li khỏi gia đình. Khỉ đột sống ở vùng đất thấp ở châu Âu được liệt là loài đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn săn bắn trái phép để lấy thịt và các dịch bệnh, đặc biệt là virus Ebola. Môi trường sống bị thu hẹp và khí hậu thay đổi cũng đang ảnh hưởng tới loài này.
Hạng mục nhiếp ảnh gia 11-14 tuổi
Mắc kẹt – Ashleigh Scully, Hoa Kỳ.
Tuyết rơi dày đã bao phủ thung lũng Lamar ở công viên quốc gia Yellowstone (Mỹ). Cô nàng cáo đỏ Mỹ này đang đi săn bên đường, bước đi lặng lẽ trên mặt tuyết xốp. Bức ảnh, theo Ashleigh, chính là “minh họa cho thực tế khắc nghiệt của cuộc sống mùa đông tại Yellowstone”.
Hạng mục nhiếp ảnh gia dưới 10 tuổi
Chim mòng biển – Ekaterina Bee, Italy.
Giống như gia đình mình, cô bé Ekaterina mới 5 tuổi rưỡi cũng rất hào hứng với thiên nhiên. Trong chuyến đi bằng tàu ngoài khơi vùng Trung Na Uy, cô bé dành sự chú ý đến những con mòng biển đang săn mồi. Ngay khi Ekaterina ném bánh mì cho chúng, chúng bao quanh cô bé. Cô bé rất thích biểu cảm của chú chim xa nhất: “Nó trông rất tò mò, như thể đang cố gắng hiểu xem chuyện gì đang xảy ra trên thuyền vậy”.
Hạng mục ảnh hành vi: động vật không xương sống
Cua ngạc nhiên – Justin Gilligan, Australia.
Trong nước biển xanh thẳm, những con cua nhện khổng lồ tạo thành một đoàn với kích cỡ của sân bóng đá. Justin đang ghi lại một cuộc thí nghiệm cấy ghép tảo bẹ của Đại học Tasmania và kinh ngạc khi chứng kiến cảnh này. Và con bạch tuộc Maori kia cũng vậy. Giữa một rừng cua, chú bạch tuộc này có vẻ đang rất lúng túng trong việc lựa chọn. Rất may mắn là cảnh này diễn ra trên vùng nước trong nên việc ghi lại bằng máy ảnh mới có thể được thực hiện.
Hạng mục ảnh chân dung động vật
Lặng ngắm – Peter Delaney, Ireland/Nam Phi.
Peter dành một buổi sáng dài và đầy khó khăn để theo đuôi những con tinh tinh trong một đàn có số cá thể lên tới 250 con, chúng đang xuyên qua công viên quốc gia Kibale ở Uganda. Totti – một chú khỉ trong đàn – đang bận rộn với việc trêu gẹo, không ngừng đi lại và bày tỏ với một con cái trong đàn. Mệt mỏi với việc tình cảm không được đáp lại, chú ngồi gục xuống đất, chớp lấy thời điểm này, Peter đã ghi lại được một bức ảnh rất sinh động.
Hạng mục ảnh hành vi: chim.
Chim Incubator – Gerry Pearce, UK/Australia.
Phần lớn các loài chim ấp trứng bằng cơ thể. Nhưng với gà rừng bụi Austalian thì không, một trong số đó là là loài Megapodes, chúng ấp trứng bằng một lò ấp. Chỉ có chim đực giám sát việc ấp trứng. Ở đây, chim đực đã quyết định làm một tổ chim – nằm gần nhà của Gerry, gần vùng bìa công viên quốc gia Garigal. Nếu chim đực và gò đất của nó được chim cái thích, chúng sẽ đẻ trứng vào bên trong. Trong ảnh, chim đực đang xếp nhiều vật lên để làm tăng nhiệt độ cho lò ấp tương lai của mình.
Hạng mục ảnh hành vi: Động vật lưỡng cư và bò sát
Nghi lễ cổ xưa – Brian Skerry, Hoa Kỳ.
Như những thế hệ trước của mình, cô rùa da di chuyển chậm rãi trở về biển. Rùa da là loài rùa biển lớn nhất, lặn sâu nhất và cũng phân bố rộng nhất. Phần lớn chúng dành cuộc đời dưới biển khơi, phủ mình trong bí ẩn. Khi trưởng thành, những con cái trở về vùng biển nơi mà chúng ra đời để đẻ trứng. Khu bảo tồn động vật hoang dã quốc gia Sandy Point ở St Croix, thuộc quần đảo Virgin (Hoa Kỳ) chính là nơi đang cung cấp môi trường làm tổ quan trọng cho loài rùa này.
Hạng mục ảnh động vật trong môi trường sống
Kẻ đột kích đêm – Marcio Cabral, Brazil.
Trong suốt ba mùa, Marcio đã cắm trại ngoài trời ở Cerado, Brazil, vùng xa-van rộng lớn của công viên quốc gia Emas, chực chờ ghi lại màn biểu diễn ánh sáng trên những ụ mối. Những ấu trùng đang sống ở lớp ngoài ụ mối chớp bật các “đèn pha” sinh học để thu hút con mồi là loài mối bay. Những khi ấy, trong bóng đối một con thú ăn kiến cũng đang dần xuất hiện, hắn quên luôn việc Marcio đang ở chỗ trốn, bắt đầu tấn công vào ụ mối cao làm từ bùn và cứng như bê tông, dùng móng vuốt mạnh mẽ của mình để chạm tới những con mối nằm sâu bên trong.
Hạng mục ảnh hành vi: động vật có vú
Khổng lồ tụ họp – Tony Wu, Hoa Kỳ.
Hàng tá những con cá nhà táng hòa vào nhau ầm ĩ ngoài khơi bờ biển vùng Đông Bắc Sri Lanka, xếp chồng lên nhau đến tận sâu nhất mà Tony có thể nhìn thấy. Đây là buổi tụ hợp của hàng chục con cá nhà táng giống như buổi gặp mặt của các gia tộc. Những buổi tụ hợp như vậy có thể là một phần quan trọng trong đời sống xã hội phong phú của cá nhà táng, nhưng rất ít khi được báo cáo. Khoảng 2/3 số lượng cá nhà táng đã bị giết hại trước khi việc săn giết cá voi thương mại bị cấm vào năm 1986. Cuộc tụ hợp lớn như vậy có thể là “dấu hiệu cho thấy số lượng đang dần phục hồi” –  Tony nói.
Hạng mục ảnh thực vật và nấm
Tấm thảm cuộc đời – Dorin Bofan, Romania.
Dorin đang ở đảo Lofoten, Na Uy khi những đám mây tách ra, để cho những tia sáng mặt trời rọi xuống bức tường đá biến chất, chiếu sáng các lớp thực vật phủ lên hẻm núi và các sườn dốc. Những ngọn núi ở đây có độ dốc khá cao nhưng loài cây Bạch dương núi vẫn cố gắng để có thể sinh sống trên những vách núi này. Ngọn núi này gồm nhiều cây bạch dương nhỏ đang toả sắc mùa thu của mình, rực sáng màu hoàng kim.
Hạng mục ảnh dưới nước
Nài sứa – Anthony Berberian, Pháp.
Ở vùng đại dương ngoài xa Tahiti, French Polynesia, Anthony thường xuyên lặn đêm ở vùng nưới sâu hơn 2km (1.2 dặm). Mục tiêu của anh là chụp ảnh những sinh vật dưới đáy biển sâu – những gã tí hon ăn sinh vật phù du. Ấu trùng tôm hùm này, đang ở giai đoạn phyllosoma với kích thước chỉ khoảng 1,2 cm đang nắm lấy phần vòm của một con sứa Mauve Stinger nhỏ. Cặp đôi đang trôi trong nước và ấu trùng phyllosoma này dường như cũng chỉ đủ khả năng để kéo theo con sứa này.
Hạng mục ảnh môi trường Trái đất
Gã khổng lồ băng – Laurent Ballesta, Pháp.
Laurent cùng đội thám hiểm của ông đang làm việc tại căn cứ khoa học Dumont d’Urville phía nam Nam Cực. Thềm băng ở phía Đông Nam Cực tan nhanh hơn các nhà khoa học dự tính. Khi Laurent phát hiện một tảng băng nhỏ, ông nhận thấy cơ hội để lần đầu tiên để có thể quan sát được phần chìm dưới nước của tảng băng này. Nhóm đã mất ba ngày để xác định vị trí, lắp đặt một lưới dây từ đáy biển đến phao đánh dấu (để Laurent có thể duy trì khoảng cách nhất định) và chụp loạt ảnh khung cảnh.
Hạng mục ảnh trắng đen
Gấu Bắc Cực bước đôi – Eilo Elvinger, Luxembourg.
Từ con tàu đang neo đậu tại Svalbard (Na Uy), Eilo nhận thấy một chú gấu Bắc cực và con non hai tuổi của nó ở xa, đang tiến lại gần.
Hạng mục ảnh nhà báo ảnh động vật hoang dã: ảnh đơn
Những kẻ sống sót ở rừng cọ dầu – Aaron “Bertie” Gekoski, UK/USA.
Trên hòn đảo Borneo, ba thế hệ voi Bornean băng qua các bậc thang của khu trồng cọ dầu đã được khai quang để trồng lại. Ở bang Sabah, phần lớn rừng mưa nhiệt đới đã bị đốn hạ. Ngành công nghiệp dầu cọ là nguyên nhân chính của việc phá rừng, ép loài voi vào những vùng rừng nhỏ hơn. Chúng ngày càng có nhiều xung đột với con người, voi bị bắn hoặc đầu độc và số vụ tấn công con người đang ngày một tăng.
Nguồn Vnreview

Leave a Comment

sơn epoxy / sơn sàn epoxy / cửa lưới chống muỗi / vách ngăn lướii chống muỗi / cửa lùa chống muỗi / vệ sinh công nghiệp / đánh bóng sàn bê tông / vệ sinh nhà máy / dịch vụ giặt thảmm / vệ sinh nhà hàng / vệ sinh tòa nhà / dịch vụ vệ sinh kính / vệ sinh khách sạn / vệ sinh chung cư / dịch vụ cắt cỏ / đánh bóng kính / diệt côn trùng / diệt mối / diệt kiến / diệt muỗi / diệt ruồi / diệt gián / diệt chuột / dọn bể nước ngầm / phụ kiện mái che / cơ khí chế tạo / mái che di động / rèm nhựa / vách nhựa ngăn phòng lạnh / rèm nhựa phòng lạnh / dù che nắng / mái kéo di động / nhà bạt di động / mái xếp di động / mái hiên di động / thay bạt mái hiên di động / bạt che nắng / phụ kiện mái che di động / mái che sân thượng / mái che quán cafe / mái che di động miền bắc / mái che di động miền nam / bạt che di động hcm /