SONY A7R3 REVIEW PHẦN 1: NHIẾP ẢNH PHONG CẢNH

LỜI GIỚI THIỆU

Đã có rất nhiều bài review (đánh giá) trên Net tập trung vào những chi tiết kỹ thuật và công nghệ, nên trong bài review này mình sẽ tập trung vào những chi tiết có sự ảnh hưởng trực tiếp đến người dùng ở thực tế, đặc biệt là cho những bạn chụp ảnh phong cảnh và ảnh chân dung gia đình, nhóm người mà phần lớn đều chụp ảnh phong cảnh khi đi du lịch hay để giải trí, chụp ảnh lưu niệm cho gia đình, bạn bè và người thân khi có dịp sinh hoạt cùng.

Những chi tiết mình chia sẻ trong bài này cũng là những điểm mà mình quan tâm nhất khi quyết định đầu tư qua máy Sony a7r3 để thay thế cho Sony a7r2 đang dùng. Ngoài ra mình cũng sẽ so sánh với máy a7r là máy đời 1 của dòng a7r này.
Sau đây là những chi tiết chức năng được sắp xếp theo thứ tự quan trọng nhất.

CHẤT LƯỢNG ẢNH Ở VÙNG TỐI CỦA A7R3 TỐT HƠN A7R2 VÀ TỐT HƠN NHIỀU A7R

A7r3 có chất lượng ảnh tốt hơn A7r2 khoảng 15%. Điều đầu tiên mình nhận ra điều này là khi chụp cảnh ngược sáng lúc bình minh và hoàng hôn. Vùng tối ở những trường hợp này khi nâng sáng lên có chất lượng mịn màn hơn, ít noise hơn và đặc biệt là rất ít chroma noise (noise màu), là những điểm pixel đỏ rãi rác trong vùng tối sau khi được nâng sáng hơn 2-stop lúc xử lý ảnh. Chroma noise là một vấn đề đã từng gặp phải khi Sony A7r2 mới ra đời, và sau đó được điều chỉnh với firmware 2.0 sau đó.

Noise của Sony A7r3 không xử lý và chỉ nâng sáng với + Exposure trong Lightroom
61s f/8 ISO 200. Sony A7r3 + Sony 16-35 f/2.8 GM @ 16mm.

61s f/8 ISO 200. Sony A7r3 + Sony 16-35 f/2.8 GM @ 16mm.
Ở ảnh gốc, mình cố ý crop và giữ vùng chân trời để bạn thấy được đây là một ảnh có độ phơi sáng chuẩn bình thường. Ở tiền cảnh, dưới hốc đá của 3 tảng đá to ngược sáng thì vùng tối rất đậm đen. Nếu bạn còn nhớ thì nâng sáng ở vùng tối sẽ tạo ra rất nhiều noise, so với nâng sáng ở vùng sáng, vì vùng tối có tỉ lệ tín hiệu với noise (Signal to Noise Ratio) thấp hơn rất nhiều so với vùng sáng, nên chụp ảnh trong lúc bình minh hoàng hôn ít ánh sáng trên bầu trời làm nặng thêm tình huống này. Với chất lượng không có pixel màu (chroma noise) và mức độ noise ít sau khi nâng sáng 5 stop như trên thì là điều mình chưa từng thấy ở máy có độ phân giải cao ở ISO 200 như A7r3 này.
Khả năng cân sáng của A7r3 ở thực tế thật tuyệt vời
61s f/8 ISO 200. Sony A7r3 + Sony 16-35 f/2.8 GM @ 16mm.

61s f/8 ISO 200. Sony A7r3 + Sony 16-35 f/2.8 GM @ 16mm.
Đây là tình huống thiết thực nhất, ảnh phong cảnh ở bình minh và hoàng hôn ngược sáng thường có vùng tối cần làm sáng khi xử lý, khả năng nâng được sáng vùng tối với chất lượng cao sẽ giúp bạn ít lệ thuộc vào GND filter mạnh hơn (ví dụ dùng GND 2 stop thay vì 3 hoặc 4 stop) để cân sáng, GND càng yếu sẽ cho vùng chuyển tiếp càng tự nhiên. Tương tự thì người không dùng filter sẽ ít phải chụp nhiều tấm để ghép ảnh hơn (exposure blending).
Noise của Sony A7r3 với ISO từ 50 đến 102400


Một lần nữa, muốn biết chất lượng ảnh thật sự về noise (độ nhiễu hạt) của một máy, mình phải chụp ở ban đêm, bởi vì trời tối tỉ lệ tín hiệu thấp (Signal To Noise Ratio) sẽ đẩy khả năng sinh noise của máy đến cực độ. Ngược lại khi đánh giá khả năng noise ở ISO cao với ảnh ở ban ngày hoặc điều kiện ánh sáng tốt thì đánh giá sẽ không trung thực.

Sony A7r3 + Sony 16-35 f/2.8 GM @ 16mm.

Sony A7r3 + Sony 16-35 f/2.8 GM @ 16mm.
Noise ở ISO 3200 tuyệt đẹp nâng yêu cầu khẩu của lens lên được f/4
0.4s f/4 ISO3200. Sony A7r3 + Sony 16-35 f/2.8 GM @ 16mm.

0.4s f/4 ISO3200. Sony A7r3 + Sony 16-35 f/2.8 GM @ 16mm.
Thường là khi chụp ảnh sao đêm (như milkyway) mình cố gắng dùng ISO thấp nhất để cho ra chất lượng ảnh cao nhất. Ở f2.8 tiêu cự 14 hoặc 16mm thì chỉ cần dùng đến ISO 1600 là đủ sáng. Chất lượng cao ở ISO 3200 như thế này cho phép mình dùng được nhiều lens ở khẩu f4. Đây là một sự tiện lợi vô cùng, vì ở f4 thì gần như tất cả các lens rộng đều có thể đáp ứng. Hầu hết các lens 12-24 và 16-35 trên thị trường có khẩu lớn nhất ở f4 có giá rẻ hơn rất nhiều so với lens có khẩu lớn như f/2.8. Đây là một bước đột phá trong khả năng sử dụng lens khẩu f4 trong thể loại chụp ảnh sao đêm chưa từng thấy trước đây.
Noise của Sony A7r3 ở ISO 12800 sử dụng tốt


1/10s f/4 ISO 12800. Sony A7r3 + Lens 16-35 f/2.8 GM @ 16mm.

1/10s f/4 ISO 12800. Sony A7r3 + Lens 16-35 f/2.8 GM @ 16mm.
Ở mức ISO cao như thế này mà chất lượng ảnh vẫn có thể chấp nhận được cho nhiều thể loại ảnh thì khả năng bắt được khoảnh khắc ở nhiều tính huống ánh sáng thấp tăng rất cao. Thật là tuyệt vời.

KHẢ NĂNG DÙNG ỐNG SIÊU RỘNG TỪ VÀ HƠN 16MM CỦA A7R3 & A7R2 ÍT BỊ TỐI Ở GÓC HƠN A7R

So với A7r thì A7r2 cũng đã là một cải tiến vượt bật, thì A7r3 là một phiên bản còn tốt hơn nữa. Nhìn chung A7r3 và A7r2 sẽ cho bạn dùng những lens siêu rộng tốt hơn do cấu trúc sensor (cảm biến) BSI. Thiết kế mới này làm cho các lens siêu rộng (bao gồm Voigtlander 10mm, 12mm, 15mm và tiêu cự 12-16mm của các lens 12-24 và 16-35mm) sẽ ít bị tình trạng tối góc dần (light fall-off) hơn so voi A7r. Nếu bạn dùng nhiều lens siêu rộng thì A7r3 và A7r2 tốt như nhau.

Khả năng này rất quan trọng cho các bạn thường chụp phong cảnh biển như các bạn ở Miền Nam và Miền Trung.
60s f/8 ISO 100. Sony A7r3 + Sony 12-24 f/4 @ 12mm.

60s f/8 ISO 100. Sony A7r3 + Sony 12-24 f/4 @ 12mm.

KHẢ NĂNG IN ẢNH LỚN CỦA A7R3 & A7R2 HƠN A7R RẤT NHIỀU

Nếu chỉ tính resolution (độ phân giải) thì A7r3 và A7r2 (cả 2 đều 42mp) hơn A7r (36mp) là 16%, nhưng trên thực tế chất lượng ảnh của A7r3 và A7r2 hơn A7r rất nhiều nên chi tiết từng pixel tốt hơn nên cho phép bạn in to hơn A7R với cùng chất lượng ảnh. Hoặc cho ảnh với độ nét và tương phản cao hơn với cùng kích cở. Điều này sẽ hiện rõ hơn khi bạn in to hơn 80cm x 60cm.

Ảnh của A7r2 này đã được in 3m x 1m với chất lượng xuất sắc.

Ảnh của A7r2 này đã được in 3m x 1m với chất lượng xuất sắc.

THỜI LƯƠNG PIN CỦA A7R3 HƠN A7R2 & A7R HƠN GẤP 2 LẦN

Mình sẽ không đếm chính xác là bao nhiêu shot vì nó vô nghĩa ở thực tế. Bình thường khi dùng A7r2 và A7r thì 1 cục pin (Sony NP-FW50) chụp được trung bình là 2 buổi (1 bình minh và 1 hoàng hôn). Với A7r3 thì 1 cuc pin (Sony NP-FZ100) cho phép mình chụp 4 buổi. Đây là trải nghiệm thực tế với lối chụp của mình (phong cảnh và phơi) để giúp bạn hình dung, đối với mỗi người thì thời lượng có thể khác nhau.

EVF VÀ LCD CỦA A7R3 ĐẸP HƠN A7R2 & A7R

EVF (ống ngắm điện tử) là một trong những chức năng mà đã làm mình quyết định chuyển qua Sony A7r từ đầu năm 2014 sau một loạt ảnh thất bại lấy nét trong sương mù ở Suối Yến trước đó với DSLR. EVF trên cả 3 máy đều có thể làm tốt việc xem rõ điểm lấy nét, phóng to và thể hiện peaking (nổi điểm màu (vàng, đỏ hoặc trắng) ở điểm có nét căng nhất). Nhưng A7r3 cho chất lượng hình ảnh qua ống ngắm đẹp và trung thực nhất. Vì EVF trên A7r3 có 3686K dot, trong khi A7r2 & A7r chỉ có 2359K dot. EVF với chất lượng hiện thị đẹp giúp mình nhận ra chi tiết khi lấy nét tốt hơn nữa, và cũng là trải nghiệm tuyệt vời khi xem lại ảnh vừa chụp trong điệu kiện ánh sáng bên ngoài cao, không cho phép xem ảnh rõ trên LCD.

Tương tự thì LCD của A7r3 (1.4m dots) cho chất lượng xem ảnh đẹp hơn so với A7r2 & A7r (1.2m dots)

Những thay đổi quan trọng khác của Sony A7r3

2 thẻ nhớ với 1 thẻ tốc độ cao USH-2
Cửa đựng thẻ nhớ giờ đã có nút, sẽ bền hơn và không bị bong tróc lớp cao su sau thời gian sử dụng lâu do phải dùng lực từ ngón tay đè vào mới mở ra như ở A7r2 và A7r.
Programable menu, button, function recall

Nên mua A7r3 hay A7r2?


Sony a7r3 Nếu tài chính cho phép thì đây là lựa chọn tốt nhất. So với A7r2 thì A7r3 cho bạn chất lượng ảnh ở vùng tối và ISO cao tốt hơn khoảng 1 stop, thời lượng pin gấp đôi, EVF và LCD tốt hơn.

Sony a7r2 Nếu bạn tiết kiệm hay chỉ vừa đủ để mua A7r2 thì bạn chỉ mất 1 stop chất lượng ở vùng tối và ISO cao, để bù lại thì bạn có thể dùng lens khẩu lớn hơn để chụp sao đêm. Nhưng thực tế Sony A7r2 đã cho chất lượng ảnh quá tốt ở hàng bậc nhất trên thị trường máy ảnh rồi. Thời lượng pin ít hơn thì bạn có thể mua thêm pin để dự phòng với giá pin rẻ trên thị trường.

PHẦN TIẾP THEO

Ở những phần tiếp theo, mình sẽ khám phá và đi vào những lĩnh vực AF và so sánh A7r3 với những máy tương tự trên thị trường. Ngoài ra sẽ có review cho các lens Sony 16-35 f2.8 GM, Sony 24-70 f2.8 GM, và Sony 12-24 f/4 G.

THAM KHẢO

SONY A7R3: CÁCH CÀI VÀ LẬP TRÌNH MENU

VỀ ẢNH COVER VÀ THIẾT BỊ DÙNG

Đồi chè ở Sapa năm đầu tiên có hàng cây sinh lá non đỏ cam này, khi nắng chiếu vào làm những lá mỏng được đánh sáng lên tạo ra những điểm nhấn trên đồi chè xanh tuyệt đẹp. Theo người địa phường thì đây là một loại đào rừng do người Đài Loan (chủ vườn chè) mang về trông. Đợi đến khi cây ra hoa thì mới biết chắc chắn đó là cây gì.

Máy Sony a7r3
Lens Sony 16-35 f2.8 GM ở 16mm
Gnd 2-stop Hard
Nguồn AndreLuu

Leave a Comment

sơn epoxy / sơn sàn epoxy / cửa lưới chống muỗi / vách ngăn lướii chống muỗi / cửa lùa chống muỗi / vệ sinh công nghiệp / đánh bóng sàn bê tông / vệ sinh nhà máy / dịch vụ giặt thảmm / vệ sinh nhà hàng / vệ sinh tòa nhà / dịch vụ vệ sinh kính / vệ sinh khách sạn / vệ sinh chung cư / dịch vụ cắt cỏ / đánh bóng kính / diệt côn trùng / diệt mối / diệt kiến / diệt muỗi / diệt ruồi / diệt gián / diệt chuột / dọn bể nước ngầm / phụ kiện mái che / cơ khí chế tạo / mái che di động / rèm nhựa / vách nhựa ngăn phòng lạnh / rèm nhựa phòng lạnh / dù che nắng / mái kéo di động / nhà bạt di động / mái xếp di động / mái hiên di động / thay bạt mái hiên di động / bạt che nắng / phụ kiện mái che di động / mái che sân thượng / mái che quán cafe / mái che di động miền bắc / mái che di động miền nam / bạt che di động hcm /