Tìm hiểu những điểm khác biệt giữa Photoshop và Lightroom

Photoshop và Lightroom là hai phần mềm biên tập ảnh của Adobe, giữa chúng có khá nhiều điểm tương đồng. Nhưng tại sao Adobe lại tạo ra hai phần mềm anh em này? Điểm khác biệt giữa chúng là gì?


Đối với những người mới bắt đầu nghiệp nhiếp ảnh thường có chung một nỗi băn khoăn là “nên sử dụng chương trình gì để chỉnh sửa hình ảnh?” Hiện có rất nhiều lựa chọn miễn phí cho mục đích này như iPhoto, Picasa, GIMP, và các chương trình thương mại trả tiền khác như AfterShot Pro và Pixelmator. Tuy nhiên những phần mềm phổ biến nhất khi nói đến chỉnh sửa hình ảnh phải kể đến Photoshop và Lightroom.
Photoshop và Lightroom là hai chương trình đều được phát triển bởi Adobe cùng phục vụ một mục đích chính, giữa chúng chia sẻ với nhau rất nhiều điềm tương đồng và đã được sử dụng rộng rãi bởi nhiều nhiếp ảnh gia. Vậy điểm khác nhau cơ bản giữa hai phần mềm này là gì? Hiểu rõ những điểm tương đồng, nắm chắc được những nét khác khau sẽ có thể giúp bạn có được lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.

Tương đồng

Nhìn chung mục đích của cả hai chương trình không ngoài việc chỉnh sửa hình ảnh. Cách chúng xử lý công việc cũng như cách để sử dụng chúng mới là điểm khác biệt, nhưng nếu bạn chỉ đơn giản là tìm kiếm một phần mềm cho phép tinh chỉnh, nâng cao hiệu quả, chất lượng hình ảnh ở một mức độ nào đó, một trong hai phần mềm này đều đáp ứng được yêu cầu. Cả hai đều có khả năng xử lý nhiều loại tập tin như: JPEG, PNG, TIFF, và một định dạng được nhiều nhiếp ảnh gia ưu ái đó là: RAW. 
Trong thực tế cả Photoshop và Lightroom sử dụng hệ thống Adobe Camera Raw (ACR) để xử lý file RAW. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể có các điều khiển và các tùy chọn chỉnh sửa tương tự trong cả hai chương trình khi làm những việc như điều chỉnh độ bão hòa, xử lý với những đường cong hay điều chỉnh biến dạng thấu kính.
Cả hai chương trình đều sở hữu đầy đủ các công cụ chỉnh sửa và thao tác cho phép bạn làm tất cả mọi thứ từ chỉnh sửa cơ bản như cắt và điều chỉnh độ phơi sáng hay những thay đổi nâng cao như brushes,.v.v
Bạn sẽ tìm thấy một loạt các hiệu ứng tích hợp sẵn trong cả hai chương trình cho phép áp dụng ngay để chỉnh sửa hình ảnh tạo phong cách đen trắng, nâu đỏ và nhiều phong cách khác.
Cả Photoshop và Lightroom đều được đánh giá là chương trình biên tập hình ảnh khá mạnh mẽ. Nhiều nhiếp ảnh gia đã chỉ sử dụng duy nhất Lightroom và không bao giờ chạm vào Photoshop, bên cạnh đó cũng nhiều người lại dành cả ngày để dùng Photoshop và không bao giờ dùng đến Lightroom. Tuy nhiên để hiểu những gì tốt nhất để dành cho mình hãy cùng tìm hiểu những gì khác biệt giữa hai chương trình này.

Khác biệt # 1: Xử lý File

Một trong những điểm quan trọng nhất khiến Lightroom khác Photoshop đó là nó không thực sự chỉnh sửa hình ảnh, cũng như không chuyển hình ảnh của bạn đến các địa điểm khác nhau trên máy tính. Thay vào đó tất cả những thay đổi bạn thực hiện được lưu giữ trong một tập tin riêng biệt gọi là Catalog. 
Khi bạn thực hiện một số chỉnh sửa, về cơ bản Lightroom giữ một bản ghi các thay đổi trong cơ sở dữ liệu, hình ảnh gốc vẫn được giữ nguyên vẹn như ban đầu.
Hình ảnh khi đã hoàn thành việc chỉnh sửa trong Lightroom có thể được xuất ra, để in, chia sẻ hoặc upload trực tuyến. Còn tập tin ban đầu nhờ vẫn được giữ nguyên nên bạn hoàn toàn có thể quay lại chỉnh sửa bất cứ khi nào muốn. Đó là một kỹ thuật gọi là chỉnh sửa không phá hủy, điều này hoàn toàn trái ngược với cách hoạt động của Photoshop.
Một lợi ích của phương pháp này là bản thân catalog chiếm dung lượng không lớn, thường chỉ một vài trăm MB trên ổ cứng của máy tính ngay cả khi bạn có đến vài ngàn hình ảnh trong Lightroom.
Sơ đồ hoạt động của Lightroom: Các chỉnh sửa được lưu trữ trong các tập tin Catalog và ảnh gốc ban đầu không hề bị ảnh hưởng.
Cách hoạt động của Photoshop lại có sự khác nhau đáng kể. Khi bạn chỉnh sửa một hình ảnh như JPG, PNG, hoặc tập tin RAW trong Photoshop, bạn luôn thực hiện trên chính file gốc, trừ khi bạn lưu một bản sao dưới dạng một tập tin PSD Photoshop mà thường có kích thước đến vài chục MB. File PSD này có tất cả các thay đổi được thực hiện trên bức ảnh, nếu muốn chia sẻ hình ảnh đã sửa cần phải lưu dưới dạng thức như JPG, PNG,v.v. Tóm lại về bản chất, nếu bạn muốn thực hiện “chỉnh sửa không phá hủy” trong Photoshop, cuối cùng bạn sẽ có đến 3 tập tin riêng biệt: file RAW gốc, một file PSD, và bản cuối cùng được lưu bằng một định dạng khác từ PSD. 
Như vậy hai quá trình cho thấy sự khác biệt lớn. Trong Lightroom tất cả các thay đổi sau khi chỉnh sửa trên bức ảnh được lưu trong một catalog có kích thước tương đối nhỏ. Trong Photoshop, nếu thực hiện với nhiều tập tin, ổ cứng sẽ tốn khá nhiều dung lượng.
Vậy bạn muốn chọn sử dụng Photoshop hay Lightroom?

Khác biệt # 2: Công cụ chỉnh sửa

Gần một thập kỷ trước Adobe nhận ra rằng không phải ai cũng cần đến tất cả khả năng của Photoshop, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia, những người luôn có đến hàng trăm thậm chí cả ngàn bức ảnh muốn chỉnh sửa một cách nhanh chóng.
Với Photoshop, có thể nhu cầu thực sự của nhiếp ảnh gia trong việc chỉnh sửa hình ảnh cơ bản chỉ chiếm khoảng 10% các tính năng mà phần mềm này cung cấp. Bởi vậy Lightroom ra đời để khắc phục và đáp ứng nhu cầu đó.
Photoshop là phần mềm chứa hàng loạt các filter, brushes và các công cụ khác cho phép bạn thực hiện tất cả các chỉnh sửa và thay đổi hình ảnh của mình.
Hơn thế nữa, Photoshop cho phép bạn tạo ra các layer mà tại đó các chỉnh sửa của bạn thực sự diễn ra. Hình minh họa bên trên cho thấy rất nhiều layer được tạo ra với những chỉnh sửa độc lập khác nhau. Điều này là một thử thách cho những ai mới bắt đầu, đặc biệt không phổ biến cho những nhiếp ảnh gia phải sử dụng hàng chục layer khi chỉnh sửa hình ảnh.
Ngược lại, Lightroom mặc dù có tính chất đơn giản khi không sử dụng các layer, nhưng ít các công cụ chỉnh sửa hơn và cũng ít tính linh hoạt (hình dưới).
Mặc dù cả hai chương trình đều cho phép back lại các thao tác chỉnh sửa, nhưng việc làm việc với các layer trên Photoshop cho bạn kiểm soát tốt hơn cách bạn chỉnh sửa hình ảnh của mình.
Tất cả các tùy chọn và tính năng (bao gồm hỗ trợ văn bản, đồ họa 3D, và thậm chí cả video) của Photoshop là rất lý tưởng cho hầu như bất kỳ tình huống chỉnh sửa ảnh nào, mặc dù nó phức tạp nhưng những gì mang lại cũng rất đáng “đồng tiền bát gạo”. Lightroom mang đến sự tiện dụng và giản đơn, chắt lọc những công cụ được các nhiếp ảnh gia sử dụng nhiều nhất, chính vì vậy đây là lí do cho lời khuyên sử dụng Lightroom đối với những ai đam mê nhiếp ảnh.

Khác biệt # 3: Quy trình làm việc

Bỏ qua vấn đề về các tính năng và tùy chọn tập tin, con át chủ bài khiến Lightroom vượt trội so với người anh lớn Photoshop của nó liên quan đến những giải pháp đầu cuối cho công việc của các nhiếp ảnh gia.
Từ khi phần mềm này được thiết kế phục vụ mục đích chính cho những người đam mê nhiếp ảnh, nó xử lý tất cả mọi thứ từ việc nhập ảnh từ thẻ nhớ của máy ảnh, đến tổ chức, chỉnh sửa, chia sẻ, và cuối cùng là in ảnh. Lightroom cũng hỗ trợ các từ khóa và các thư mục ảo để giúp bạn theo dõi các hình ảnh của mình, bạn thậm chí có thể sử dụng nó để tạo ra một slideshow hoặc cuốn sách ảnh. Nhiều nhiếp ảnh gia, ngay cả các chuyên gia có khi “quên mất” Photoshop, vì Lightroom đã chăm sóc tất cả mọi thứ mà họ cần.
Module Thư viện Lightroom của cho phép bạn nhanh chóng phân loại, sắp xếp và quản lý tất cả các bức ảnh của bạn.
Ngược lại,  Photoshop không có chức năng chuyển các tập tin, không tổ chức sắp xếp các hình ảnh của bạn, và chắc chắn không thể làm slide show hay sách ảnh. Nhưng một điều cần khẳng định, không có gì có thể so sánh với photoshop về sức mạnh chỉnh sửa hình ảnh. Có lẽ bởi vậy mà Adobe dường như muốn hướng Photoshop dành cho công việc xử lý đồ họa. Nếu bạn muốn vừa có một số tính năng như Lightroom kể trên khi dùng Photoshop thì có thể sử dụng thêm Adobe Bridge.
Nhiều người thậm chí còn sử dụng đồng thời cả hai chương trình: Lightroom để nhập ảnh từ máy ảnh và thực hiện một số chỉnh sửa cơ bản và sau đó sử dụng Photoshop để thêm một số chỉnh chuyên sâu hơn.

Còn bạn, bạn dùng phần mềm nào? Hãy dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng, bạn có thể sẽ chọn một chương trình hỗ trợ mình đắc lực nhất. Lightroom sẽ vẫn là một phần mềm đáng dùng nhất và đáp ứng được yêu cầu và đặc biệt nó sẽ gọn nhẹ hơn nhiều so với Photoshop. Hy vọng bài viết này có thể mang đến bạn một cái nhìn rõ hơn về hai phần mềm nổi tiếng này.
 Van.vn (Theo Digital Photography School)

Leave a Comment

sơn epoxy / sơn sàn epoxy / cửa lưới chống muỗi / vách ngăn lướii chống muỗi / cửa lùa chống muỗi / vệ sinh công nghiệp / đánh bóng sàn bê tông / vệ sinh nhà máy / dịch vụ giặt thảmm / vệ sinh nhà hàng / vệ sinh tòa nhà / dịch vụ vệ sinh kính / vệ sinh khách sạn / vệ sinh chung cư / dịch vụ cắt cỏ / đánh bóng kính / diệt côn trùng / diệt mối / diệt kiến / diệt muỗi / diệt ruồi / diệt gián / diệt chuột / dọn bể nước ngầm / phụ kiện mái che / cơ khí chế tạo / mái che di động / rèm nhựa / vách nhựa ngăn phòng lạnh / rèm nhựa phòng lạnh / dù che nắng / mái kéo di động / nhà bạt di động / mái xếp di động / mái hiên di động / thay bạt mái hiên di động / bạt che nắng / phụ kiện mái che di động / mái che sân thượng / mái che quán cafe / mái che di động miền bắc / mái che di động miền nam / bạt che di động hcm /